CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP MARKETING DỊCH VỤ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG RẠP CHIẾU
3.1.4. Thách thức (Threats)
Cạnh tranh mạnh mẽ(T1): Không chỉ riêng Platinum nhận ra được giá trị cũng như tiềm năng của ngành dịch vụ giải trí. Ngay sau khi Platinum đặt chân vào Việt Nam thì thương hiệu mạnh đến từ Hàn Quốc cũng chính thức xâm nhập vào thị trường giải trí điện ảnh là Lotte Cinema. Thêm vào đó việc tái cơ cấu tổ chức của Megastar khi nhượng lại thương hiệu cho Tập đoàn CJ bằng cách đổi tên thành CGV và thay đổi cũng như đầu tư hàng loạt vào cơ sở hạ tầng, môi trường vật chất trên toàn hệ thống 2 năm trở lại đây đã phần nào tạo lên áp lực cạnh tranh cho Platinum. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh ngoài ngành đang ngày càng có nhiều hình thức giải trí thu hút khách hàng khác nhau cũng phần nào tạo nên tính cạnh tranh gay gắt trong ngành dịch vụ giải trí:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành: Hệ thống rạp CGV, Hệ thống Lotte Cinema, Cụm rạp Galaxy, Rạp Tháng Tám, Rạp Quốc Gia, Rạp Ngọc Khánh, Rạp Kim Đồng,…
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngoài ngành: Khu tổ hợp vui chơi World Game, Khu vui chơi dưới nước, Hệ thống sân trượt băng nhân tạo, ….
Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao (T2): Sự phát triển của truyền thông, đồng nghĩa với sự nắm bắt thông tin của khách hàng về các thương hiệu rạp chiếu ngày càng đầy đủ và chính xác, họ có thể dễ dàng so sánh được những ưu và nhược điểm giữa các lựa chọn để có thể đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng phần nào khiến cho đánh giá và yêu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe hơn. Muốn nâng cao được hình ảnh và chất lượng dịch vụ trong mắt khách hàng, Platinum cần phải thể hiện được những lợi thế cạnh tranh của mình trước các đối thủ một cách thuyết phục hơn.
Sau suy thoái, nền kinh tế phục hồi chậm, mức thu nhập của ngƣời tiêu dùng chƣa cao (T3): Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 cho đến nay bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Nhìn vào doanh thu từ số lượng vé bán ra trong những năm gần đây tại Platinum ta thấy rằng mặc dù doanh thu vẫn tăng theo hàng năm nhưng khách hàng vẫn sẽ cân nhắc kĩ lưỡng trong việc lựa chọn địa điểm cũng như loại hình giải trí đảm bảo có giá cả phù hợp và chất lượng dịch vụ xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra. Đây chính là một thách thức trong việc điều hành chính sách giá cũng như thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trong quá trình bán tại hệ thống Platinum.
3.1.5. Kết luận
Tổng hợp từ việc phân tích trên có thể thấy rằng những lợi thế mà Platinum đang nắm giữ chủ yếu xuất phát từ những yếu tố cốt lõi bên trong hệ thống. Đây là một lợi thế vững chắc mà Platinum cần duy trì và phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, dưới góc độ thực tiễn thì Platinum đang thiếu những bước đi cần thiết cho việc truyền thông và quảng bá thương hiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Chính điều này đã phần nào hạn chế những điểm mạnh của Platinum trước những đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành. Việc đặt ra những định hướng phát triển dựa vào những cơ hội hiện nay không chỉ giúp cho Platinum có được những dự định sáng suốt để đạt được những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao hình ảnh, cạnh tranh với các đối thủ đã quá lớn mạnh trong và ngoài ngành mà còn giúp Platinum hạn chế được những rủi ro do các thách thức đặt ra từ môi trường kinh doanh trong thời gian sắp tới.
68