Điểm yếu (Weaknesses)

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại hệ thống rạp chiếu phim Platinum Cineplex (Trang 64)

CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP MARKETING DỊCH VỤ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG RẠP CHIẾU

3.1.2.Điểm yếu (Weaknesses)

Địa điểm phân bổ các cụm rạp không nằm trong trung tâm thành phố (W1): Hiện nay tại khu vực Hà Nội, 4 cụm rạp của hệ thống Platinum đều nằm ngoài phạm vi trung tâm của thành phố. Cụ thể là: Platinum Garden nằm tại khu vực Mễ Trì – Từ Liêm, Platinum Long Biên tại khu vực Phúc Đồng – Long Biên, Platinum Royal tại

Nguyễn Trãi – Thanh Xuân, Platinum Times City tại Minh Khai. Riêng cụm rạp Platinum Nha Trang nằm trên đường Trần Phú – Khánh Hòa, tuy nhiên cụm rạp Platinum Nha Trang chủ yếu là phục vụ khách du lịch đến với Nha Trang, Khánh Hòa nhưng khách du lịch khi đến với Nha Trang thì mục đích chính của họ lại không chọn xem phim làm sự lựa chọn giải trí hàng đầu tại đây. Chính vì vậy, tại thị trường Hà Nội, khi mà giới trẻ ngày càng hướng về khu vực trung tâm thành phố - nơi tập trung nhiều địa điểm, hình thức vui chơi, giải trí hiện nay, thì Platinum dường như lại không có thế mạnh vào điểm này. Vị trí thuận tiện được 94,3% khách hàng cân nhắc trước khi chọn địa điểm để đến xem phim sẽ là một điểm yếu của Platinum. Bên cạnh đó, hai cụm rạp Platinum Royal và Platinum Times City còn nằm dưới khu vực tầng hầm tại khu TTTM nên đã gây thêm khó khăn cho khách hàng khi đến với Platinum trong việc gửi xe, và tìm đường lên tới rạp. (Số liệu thống kê từ Q18 – Phụ lục A – Tr.16).

Các chƣơng trình truyền thông còn nhiều hạn chế (W2): Tính đến thời điểm này, như đã nói ở chương 2, các chương trình truyền thông quảng bá của Platinum mới chỉ dừng lại ở trong phạm vi nhỏ, đó là ở trong khu vực rạp chiếu và trên website chính thức của rạp. Chính vì vậy, số lượng khách hàng biết tới các chương trình ưu đãi cũng như các thông tin về cụm rạp dừng lại ở con số 29,9% đối với hình thức tờ rơi, banner quảng cáo; 27,4% đối với hình thức TVC quảng cáo được chiếu tại khu vực rạp và đáng lo nhất là mới chỉ 50% khách hàng biết tới Platinum thông qua các trang mạng xã hội. Đối với một thời kì công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay thì 50% là quá ít cho một con số thống kê lượng khách hàng biết đến Platinum thông qua mạng xã hội. Việc viết bài và truyền thông thông tin sự kiện tại hệ thống rạp trên các trang mạng quảng cáo cũng chưa thực sự có hiệu quả khi mà có 0% khách hàng biết tới Platinum thông qua hình thức này. (Số liệu thống kê tại Q16 – Phụ lục A – Tr.7)

Gia nhập thị trƣờng khá muộn (W3): Khi mà các tên tuổi trong ngành dịch vụ giải trí môn “nghệ thuật thứ 7” đã gia nhập thị trường Việt Nam từ khá sớm thì Platinum lại là một cái tên khá mới trong một vài năm trở lại đây. Dịch vụ giải trí bằng hình thức đến rạp chiếu phim đã sớm xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ đầu thế kỉ 20. Tại Thành phố Hà Nội, từ năm 1927 đã xuất hiện các rạp chiếu bóng do người Pháp xây dựng và tiếp tục phát triển hình thức chiếu bóng này cho tới đầu thế kỉ 21 với các cụm rạp do Nhà Nước ta điều hành và quản lý nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân. Dịch vụ giải trí điện ảnh chính thức bùng nổ khi có sự đặt chân của các tên tuổi nước ngoài vào Việt Nam như Megastar (Chính thức có mặt tại Việt Nam năm 2006), Galaxy (2007), … thì Platinum Cineplex đến cuối năm 2011 mới đặt chân đến Việt Nam. Thương hiệu chưa có dấu ấn đậm nét là điểm yếu lớn của Platinum so với

66

đối thủ cạnh tranh, khi nó là một yếu tố quan trọng tác động tới tâm lý lựa chọn địa điểm giải trí của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại hệ thống rạp chiếu phim Platinum Cineplex (Trang 64)