công nghiệp tại Việt Nam
- Kinh nghiệm từ khu kinh tế Dung Quất
Theo số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất tính từ năm 1997 đến năm 2011, trên địa bàn KKT Dung Quất đã thực hiện khoảng gần 300 phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đã thu hồi hơn 2.900 ha đất của hơn 2.500 hộ dân, có khoảng trên 20.000 bộ hồ sơđền bù được chi trả, khoảng 1.760 hộ gia đình phải di chuyển chỗở. Quá trình thu hồi đất phục vụ
phát triển KKT Dung Quất thông qua hai giai đoạn với tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ
khoảng 760 tỷđồng, diện tích đất thu hồi và giải phóng mặt bằng bàn giao cho các chủ đầu tư khoảng 2.820 ha. Hiện nay, đã thành lập 17 khu tái định cư, giải quyết chỗở cho hơn 70% số người bị thu hồi đất tại 9 xã trong KKT Dung Quất. Thực tế, tình hình tái
định cư diễn ra không được như mong đợi của người dân, khu dân cư Bình Thuận thuộc xã Bình thuận với công suất thiết kế là 308 lô, đã cấp 121 lô nhưng chỉ có 60 hộ gia đình về nơi ở mới; khu Tây Bắc Vạn Tường đã cấp 225 lô, nhưng chỉ có 185 hộ xây nhà. Cá biệt như khu dân cư Trung Minh xã Bình Chánh, thiết kế 302 lô nhưng hầu hết các hộ dân không vào xây dựng nhà đểở.
Với chỉ khoảng 11,5% số lao động được tham gia đào tạo nghề thì chỉ có khoảng 6,8% tổng số người trong độ tuổi lao động được làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong KKT Dung Quất và chỉ có khoảng gần 6% là có được việc làm và thu nhập ổn định. Nếu tính toán theo kết quả này so với toàn bộ lực lượng lao động tại Dung Quất thì lực lượng lao động là người dân bị thu hồi đất của địa phương
chiếm rất nhỏ so với con số hơn 70% trong các báo cáo mà tỉnh đã công bố. Trong 15 khu tái định cư, còn 40% lao động qua đào tạo và 29,7% lao động chưa qua đào tạo/tổng số lao động trong độ tuổi không có việc làm, khu tái định cư Gò Đường có 336/537 (62,3%) lao động trong độ tuổi từ 18 - 45 không có việc làm hoặc có việc làm nhưng chủ yếu là làm thuê theo thời vụ, không ổn định. Đây là một vấn đề xã hội rất bức xúc, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các hộ dân, vừa tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các tệ nạn xã hội và trật tự an toàn xã hội trong các khu tái định cư và KKT Dung Quất.
Theo những đánh giá kết quả điều tra, người dân đã tái định cư mà chưa
được tái định canh, chính vì do khu vực quy hoạch phát triển KKT đã không còn đất
để sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, khi người dân nhận được tiền đền bù người dân không biết sử dụng tiền như thế nào cho hiệu quả. Hình dưới đây cho thấy tỷ lệ tiền mà người dân dùng vào các mục đích khác nhau:
Hình 2.2. Tỷ lệ tiền dùng vào các mục đích khác nhau của người dân KKT Dung Quất
Qua hình cho thấy, tỷ lệ tiền được các hộ dân dùng để xây nhà là rất lớn, chiếm tới 52% tổng số tiền đền bù được nhận. Nhưng tỷ lệ tiền được đầu tư để tái sản xuất chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 11%. Như vậy có thể thấy, người dân bị thu hồi đất sản xuất nhưng lại không đầu tư vào tái sản xuất mà hầu hết được đầu tư vào
làm lại nhà cửa và mua sắm các vật dụng gia đình. Một phần tiền được chi cho các khoản chi khác mà các hộ không liệt kê ra được là chi cho việc gì chiếm tỷ trọng thứ hai trong số các khoản chi mà người dân chi, chiếm tới 17%. Đáng mừng là tỷ
lệ tiền được đầu tư cho con cái học hành chiếm tới 10% tổng số tiền, đây là hướng nhìn mới của người dân khi nhận được tiền đền bù.
Về lao động và việc làm tại 10 xã, vùng phụ cận có liên quan trong KKT, số hộ
sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm 51,36% (11.364/22.127 hộ). Điều này cho thấy, hiệu quả công tác chuyển đổi ngành nghề theo hướng công nghiệp và dịch vụ còn thấp sau 16 năm hình thành và phát triển KKT Dung Quất. Đến nay, có gần 12.000 lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trong KKT thì lao động có hộ khẩu Quảng Ngãi chiếm 77,8%, riêng lao động có hộ khẩu tại Bình Sơn chiếm 59%. Tuy nhiên, số lao
động dôi dư, lao động trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm vẫn còn cao. Riêng nhóm tuổi 18 - 35, số người chưa có việc làm chiếm tỷ lệ 15,6% (mặt bằng chung cả nước tỷ lệ này là 4,9%) và lao động trái ngành nghềđược đào tạo là 20%.
Việc xây dựng các khu tái định cư, tạo lập cuộc sống mới cho người dân bị
thu hồi đất phải tuân thủ nguyên tắc “Nơi ở mới ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở
cũ’’. Quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư phải nằm trong vùng quy hoạch của dự án đầu tư (khu công nghiệp, đô thị, du lịch, thương mại - dịch vụ...) gắn kết chặt chẽ với các cơ sở dịch vụ nhằm tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất ngay sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Việc xây dựng các khu tái định cư cần có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại và có đầy đủ các tiện ích công cộng như trường học, cơ sở y tế, khu sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ... Bên cạnh đó, cần có chính sách đào tạo và chuyển đổi việc làm cho người bị thu hổi đất, tạo thu nhập ổn định và ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, mối quan hệ giữa xây dựng và phát triển khu kinh tế
với nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa được thể hiện rõ ràng trong các quyết
định, từ quy hoạch, xây dựng cho đến khi đi vào hoạt động và phát triển. Dường như có suy nghĩ phổ biến chung (đối với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất) cho rằng mối quan hệ này chỉ hiện diện khi quy hoạch, xây dựng vì liên quan tới đất đai khi quy hoạch, xây dựng và di dân, đền bù cho nông dân, còn sau đó
hoặc là quan hệ giữa “trong hàng rào” và “ngoài hàng rào”, hoặc là bị hòa chung vào tác động lan tỏa tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng. Sự ít rõ ràng này dẫn tới hệ lụy là nông nghiệp, nông dân, nông thôn ít được chú ý trong các quyết định phát triển sau thành lập khu kinh tế. Rõ ràng, một kế hoạch hỗ trợ tương
đối toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện tại vẫn còn thiếu gắn kết với sự phát triển của khu kinh tế, khu công nghiệp. Sự tham gia của các đối tượng tiếp nhận lao động, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu kinh tế trong kế hoạch hỗ
trợ này còn ít và mờ nhạt. Họ vẫn đóng vai trò như bên tiếp nhận khi lao động đáp
ứng yêu cầu nhiều hơn là vai trò làm cho các lao động tiềm năng từ nông nghiệp, nông thôn đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.
Bài toán chuyển dịch cơ cấu ngành là bài toán đa chiều, đa mục tiêu, không hề đơn giản. Nhưng nhìn từ giác đội gắn kết sự phát triển của khu kinh tế với sự
phát triển cũng như yêu cầu tác động lan tỏa, thúc đất đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì dường như sự thiết kế và thực hiện nêu trên như hiện nay còn chưa làm cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân xích gần lại với mình. Nếu tỷ trọng nông nghiệp trong GDP địa phương ở những khu kinh tế giảm, nhưng một bộ phận lớn người nông dân không cảm thấy cuộc sống được cải thiện hơn sau khi chuyển
đổi nghề nghiệp thì sự giảm tỷ trọng nông nghiệp đó không nói lên được điều gì.