ĐVT:% Chỉ tiêu Nhóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 74)

- Đất sản xuất NN 865,57 63,35 0,00 0,00 865,57 100,

ĐVT:% Chỉ tiêu Nhóm

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm hộ NN Nhóm hộ PNN Nhóm hộ KNN Trung bình 1. Tăng lên 0,00 20,00 33,33 20,00 14,29 20,00 2. Không đổi 0,00 26,67 66,67 20,00 14,29 26,67 3. Giảm đi 0,00 53,33 0,00 60,00 71,43 53,33 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2013

Đối với các hộ không sử dụng bất cứ khoản tiền đền bù thu hồi đất nào để

gửi tiết kiệm thì khả năng tích lũy vốn thậm chí còn kém hơn do việc chi tiêu của các hộ dân này ít chú trọng vào những khoản mục có thể tạo ra dòng tiền trong tương lai, làm ảnh hưởng tới sinh kế của hộ. Thiếu định hướng trong việc chi tiêu làm suy giảm khả năng tích lũy tài chính, lãng phí nguồn vốn quan trọng nhất đối với các hộ dân lúc này.

Cũng theo số liệu điều tra, mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các hộ dân ven khu công nghiệp Lễ Môn rất hạn chế, chỉ có 24,29% số hộđược hỏi cho biết họ có các khoản vay ở các tổ chức tín dụng với mức vay không nhiều. Lý do

được người dân ởđây nêu ra đó là vay nhiều lấy gì mà trả? vay để làm gì? nghĩa là thực chất sự nghèo nàn trong các hoạt động sinh kếđang khiến người dân trở nên bị

động hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài chính. Rõ ràng khi vay vốn họ phải mất chi phí tài chính là tiền lãi vay, vốn vay sẽ chỉ sinh lợi nếu người dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, tâm lý lo sợ rủi ro của người nông dân là trở ngại lớn trong việc quyết định sử dụng nguồn vốn vay.

d. Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất của hộ bao gồm nhà cửa và những tiện nghi, đồ dùng gia

đình. những tiêu chí này là thước đo phản ánh mức sống của người dân, tuy không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực trạng về cuộc sống. Sau khi thu hồi đất đai

để phục vụ xây dựng khu công nghiệp lượng nhà ở kiên cố hóa tăng lên, đồ dùng gia đình cũng được sắm sửa nhiều hơn và tiện lợi hơn. Đời sống vật chất được cải thiện rõ rệt sau khi người dân có trong tay một khoản tiền đền bù.

Bảng 4.7 Sự thay đổi về chất lượng nhà cửa và công trình vệ sinh của nhóm hộ điều tra giai đoạn 2007 - 2013

Chỉ tiêu

Trước bàn giao đất Sau bàn giao đất

(năm 2007) (năm 2013)

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

(cái) (%) (cái) (%) 1. Nhà ở 70,00 100,00 70,00 100,00 - Nhà kiên cố 52,00 74,29 70,00 100,00 - Nhà bán kiên cố 18,00 25,71 0,00 0,00 2. Công trình phụ 70,00 100,00 70,00 100,00 - Hợp vệ sinh 43,00 61,43 70,00 100,00 - Không hợp vệ sinh 27,00 38,57 0,00 0,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2013

Số liệu điều tra hộ thể hiện trong bảng 4.7, trước khi thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp trông tổng số hộ được điều tra số lượng nhà kiên cố chiếm 74,29%; số lượng nhà bán kiên cố chiếm 25,71% nhưng tới khi nhận được tiền bồi thường đất, số lượng nhà bán kiên cố giảm xuống 0,00%. Những căn nhà mới mọc lên làm cho bức trang toàn phường trở nên khang trang hơn. Hiện tại, 100% các hộ

có công trình phụ hợp vệ sinh, con số này thời điểm 2007 là 61,43%. Như vậy có thể thấy rằng, nguồn vốn vật chất là nhà cửa đã được cải thiện đáng kể sau khi có nguồn tiền hỗ trợ thu hồi đất.

Bảng 4.8 Sự thay đổi đồ dùng tiện nghi trước và sau khi thu hồi đất của các hộ dân

Chỉ tiêu

Trước khi thu hồi Sau khi thu hồi Tổng (Cái) Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng (Cái) Nhóm 1 Nhóm 2 Số lượng (Cái) cấu (%) Số lượng (Cái) cấu (%) Số lượng (Cái) Cơ cấu (%) Số lượng (Cái) Cơ cấu (%) Xe máy 24,00 1,00 4,17 23,00 95,83 68,00 35,00 51,47 33,00 48,53 Bếp ga 19,00 1,00 5,26 18,00 94,74 70,00 35,00 50,00 35,00 50,00 Ti vi 43,00 15,00 34,88 28,00 65,12 70,00 35,00 50,00 35,00 50,00 Tủ lạnh 55,00 31,00 56,36 24,00 43,64 Điều hòa 10,00 7,00 70,00 3,00 30,00 Máy giặt 13,00 9,00 69,23 4,00 30,77 Điện thoại 20,00 8,00 40,00 12,00 60,00 70,00 35,00 50,00 35,00 50,00 Tổng 106,00 25,00 23,58 81,00 76,42 356,00 187,00 52,53 169,00 47,47

Thực tế, các khoản đầu tư xây sửa nhà cửa và mua sắm đồ dùng sinh hoạt không cải thiện nhiều cho thu nhập và sinh kế của các hộ trong tương lai nhưng trong tâm lý người dân ai cũng muốn ít nhiều sửa chữa ngôi nhà của mình khang trang hơn và mua sắm thêm một vài trang thiết bịđể phục vụ cuộc sống tốt hơn, nói tóm lại là tâm lý muốn hưởng thụ vẫn còn ngự trị trong suy nghĩ của các chủ hộ. Nhìn vào bộ mặt của toàn phường thì cuộc sống của họ có vẻ nâng cao khi sống trong một ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, cộng với đó là một khoản tiền còn lại để duy trì cuộc sống. Đồng thời nó cũng khiến bộ mặt địa phương có vẻ khởi sắc hơn nhưng rõ ràng quá trình này cũng khiến cuộc sống của các hộ dân ởđây có một vẻ bọc hào nhoáng, che đậy kín hơn những khó khăn, bế tắc bên trong nhất là câu chuyện về sinh kế.

Sau khi thu hồi đất người dân đầu tư mua sắm những đồ dùng sinh hoạt tiện nghi, hiện đại như: xe máy, ti vi, bếp gas, điện thoại (chủ yếu là điện thoại di động), tủ lạnh, điều hòa, máy giặt,… tăng cao. Số hộ có xe máy tăng từ 24 cái (năm 2007) lên 68 cái (năm 2013). Sau thu hồi đất, 100% số hộ được trang bị bếp gas và tivi.

Đặc biệt là các đồ dùng tiện nghi như: tủ lạnh, điều hòa, máy giặt,… được người dân đầu tư trang bị cho gia đình mình với mức tăng lớn so với trước khi thu hồi đất. Năm 2007, không có hộ nào có máy giặt thì tới năm 2013 đã có tới 13 cái. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi còn làm nông nghiệp, thu nhập của người dân tương đối thấp và họ không có một khoản tiền lớn đủ để mua sắm những vật dụng này chứ chưa nói đến việc duy trì hoạt động của chúng. Tuy nhiên sau khi có được một khoản tiền lớn trong tay, họ nghĩ ngay đến việc nâng cấp mức sống của mình bằng việc trang bị các thiết bị tiên nghi. Và đúng là những đồ dùng này đã mang

đến cho họ một chất lượng cuộc sống cao hơn nhưng điều này chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Việc trang bị những đồ dùng này giúp hộ nâng cao chất lượng đời sống nhưng nó cũng là đối tượng rút tiền ra khỏi ví của bạn bằng cách thanh toán hóa đơn hằng tháng. Trong một bối cảnh thu nhập hàng tháng còn thấp và bấp bênh thì rõ ràng

đây là một gánh nặng. Bên cạnh đó nó làm giảm sự dồi dào nguồn vốn tài chính, và

đánh mất cơ hội đầu tư vào những khoản mục có thể tạo ra sự bền vững về sinh kế

Như vậy thực trạng cho thấy, nguồn vốn tài sản cá nhân có sự tăng lên đáng kể sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên, cũng không thể khẳng định mức sống người dân

được cải thiện tích cực do tác động của việc thu hồi đất, người dân có khoản tiền từ bồi thường, hỗ trợđểđầu tư mua sắm. Như vậy, có sự luân chuyển từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vốn vật chất, tuy nhiên, nguồn vốn vật chất này đa số là phương tiện sinh hoạt mà không phải là phương tiện sản xuất. Điều này phản ánh thực trạng mặc dù vốn vật chất được tăng lên nhưng việc tăng này chỉ có tính thời điểm, thiếu bền vững và ít có tác động tạo ra sinh kế và thu nhập trong tương lai cho các hộ gia đình.

Về nguồn vốn vật chất dùng chung cả cộng đồng như hệ thống đường giao thông, cấp nước, cấp điện, hệ thống trường học và cơ sở khám chữa bệnh có sự

chuyển biến đáng kể sau thu hồi đất, tạo điều kiện cho nguời dân tiếp cận thuận lợi và hiệu quả hơn trong các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, cải thiện điều kiện giao lưu với môi trường bên ngoài. Quá trình thu hồi đất và di dời tái định cưđã tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều kiện thuận lợi phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng.

Bảng 4.9: Đánh giá của hộ về sự thay đổi nguồn vốn vật chất dùng chung cả cộng đồng

Chỉ tiêu

Đánh giá Đánh giá Đánh giá tốt hơn không đổi kém đi

S h % S h % S h %

1. Đường giao thông 70,00 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2. Hệ thống điện 52,00 74,29 18,00 25,71 0,00 0,00 3. Hệ thống thông tin liên lạc 70,00 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4. Hệ thống trường học 70,00 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 5. Chợ nông thôn 54,00 77,14 16,00 22,86 0,00 0,00 6. Hệ thống nước sạch 70,00 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 7. Trạm y tế,chăm sóc sức khỏe 68,00 97,14 2,00 2,86 0,00 0,00 8. Hành chính, dịch vụ công 51,00 72,86 19,00 27,14 0,00 0,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ 2013

Nhìn chung, người dân hài lòng với các công trình đầu tư xây dựng mới của

các công trình khu tái định cư. Hệ thống giao thông, điện, nước sạch, trạm y tế và chợ nông thôn là những hạng mục nhận được sựđánh giá cao của người dân về sự

thay đổi tích cực. Điều này sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi, ổn

định và phát triển sinh kế của các hộ dân.

Về điều kiện giao thông và hệ thống nước sạch, 100% số hộ điểu tra đều thống nhất ý kiến cho rằng đây hai hạng mục tốt hơn hẳn trước đây. Hệ thống giao thông được bê tông hóa toàn bộ các trục đường nội phố, liên phố; các trục đường liên phường trước đây đã nhiều nơi bị xuống cấp cũng được đầu tư nâng cấp. Trước khi bàn giao đất, người dân hoàn toàn ko được sử dụng hệ thống nước sạch, mà chủ

yếu là các nguồn nước từ các giếng tự tạo. Việc có hệ thống nước sạch đến tận cổng nhà khiến người dân ởđây cảm thấy rõ ràng hơn sự thay đổi tích cực.

Hệ thống điện, thông tin liên lạc và chợ nông thôn cũng nhận được sựđánh giá thay đổi hết sức tích cực, phục vụ tốt hơn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được phần lớn người dân ở đây đánh giá tốt hơn hoặc bằng khi chưa có KCN. Điều này giúp chất lượng cuộc sống hiện tại của người dân được cải thiện, đồng thời có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai khi con em họ được giáo dục và có sức khỏe tốt.

Bên cạnh sự nhiều thay đổi tích cực của nhiều hạng mục trong hệ thống cơ

sở hạ tầng tại địa phương thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng một số hạng mục khác chưa được đầu tư một cách đồng bộ, có thể kể đến hệ thống chiếu sáng giao thông, hệ thống này chỉđược đầu tư tại khu vực trung tâm gần khu công nghiệp và một số địa điểm, phần còn lại tại các trục đường trên địa bàn phường không có đèn đường chiếu sáng, gây khó khăn cho sinh hoạt của dân cư.

Chỉ tiêu về hành chính, dịch vụ công tuy có những sự thay đổi so với trước tuy nhiên người dân chưa thật sự cảm thấy hài lòng với mức thay đổi này. Phần lớn sự không hài lòng xuất phát từ những khúc mắc, bất đồng quan điểm của người dân với chính quyền địa phương trong quá trình bồi thường và các chính sách hỗ trợ tái

định cư. Theo thông tin phỏng vấn sâu, người dân cho biết trước khi di dời tái định cư, họ được cam kết một số khoản hỗ trợ ổn định cuộc sống như hỗ trợ di chuyển

ổn định đời sống, hỗ trợ ổn định sản xuất. Tuy nhiên, họ cho biết những cam kết này đều không được thực hiên một cách đầy đủ. Đồng thời người dân cũng cho rằng, vai trò của chính quyền địa phương trong việc phát triển và chuyển đổi sinh kế

của người dân cũng không thật sự rõ ràng, điều này phần nào làm giảm sự hài lòng của người dân vào những dịch vụ, hành chính công của chính quyền địa phương.

Hệ thống thủy lợi của xã gần như bị “xóa sổ” khi khu kinh tếđược xây dựng. Hệ thống kênh mương không còn được sử dụng. Các hộ dân hiện vẫn còn làm ruộng, tưới nước phải dùng tới máy bơm, bơm trực tiếp vào đồng ruộng, tới khi mưa bão, lũ lụt không tiêu kịp lại tiếp tục dùng mãy bơm hút nước đổ ra sông, gây khó khăn cho sản xuất.

Như vậy, nhìn chung về cơ bản, hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương sau khi được quy hoạch, đầu tưđã có những sự thay đổi tích cực, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho người dân bị thu hồi đất phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Các nguồn vốn vật chất cá nhân của hộ cũng được cải thiệt hết sức đáng kể. Tuy nhiên hầu hết sự cải thiện này chỉ xuất hiện ở nhóm tài sản sinh hoạt mà ít thấy ở nhóm tài sản phục vụ sản xuất.

e. Nguồn lực xã hội

Kết quả nghiên cứu cho thấy cư dân ven khu công nghiệp không chỉ đơn thuần là người dân địa phương mà là sự kết hợp của đa dạng các nhóm người có nguồn gốc xuất thân và địa vị xã hội khác nhau. Một phần nào đó sự xuất hiện của nhũng người lao động từ nơi khác đến này làm ảnh hưởng tới văn hóa, phong tục nếp sống của người dân địa phương.

Từ khi bị thu hồi hoàn toàn diện tích đất và chuyển tới khu TĐC các hộ

thuộc nhóm 1, theo điều tra cho thấy bao gồm các hộ thuộc phố 2, phố 3, quá trình này đã làm xáo trộn dân cư với nhau, các hộ dân chưa từng biết đến nhau bây giờ có thể trở thành hàng xóm của nhau trong khu TĐC. Điều này ảnh hưởng không nhỏ

tới thói quen, nếp sống từ bao đời nay. Họ bắt đầu phải thiết lập lại mối quan hệ xã hội của gia đình mình, đơn giản từ tình làng nghĩa xóm tới nhưng quan hệ cộng

26% 57% 17% Thay đổi, xáo trộn ít Thay đổi, xáo trộn nhiều Không thay đổi

Đồ thị 4.2 Đánh giá của người dân về mức độ thay đổi văn hóa, phong tục, nếp sống sau bàn giao đất

Trên địa bàn phuờng số lượng người lao động từ các địa phương khác khá nhiều, sống trọ tại các hộ dân ven khu công nghiệp, tập trung nhiều nhất tại phố 5 và phố 6. Số lượng thanh niên từ vùng khác tới quá đông, lượng lao động này những lúc rảnh rỗi hay tụ tập chơi bời, nhậu nhẹt gây rối loạn trật tự xã hội, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của các hộ dân địa phương vốn trước đây luôn quen sống trong cảnh bình yên. Người dân ởđây cho rằng sự giao thoa này diễn ra quá nhanh và đặc biệt với một vùng thuần nông từ bao đời nay thì điều này hoàn toàn trở thành một cú sốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28%66% 66% 6% Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng nhiều Không ảnh hưởng

Đồ thị 4.3 Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của lực lượng lao động khác tại địa phương

Qua điều tra cho thấy sinh kế của người dân bị ảnh hưởng nhiều bởi lực lượng lao động vùng khác di cư tới địa phương, lượng cầu về các sản phẩm phục vụ

cuộc sống tăng vọt kéo theo giá cả các mặt hàng tăng cao. Người dân càng mất đi nhiều tiền hơn trong cơ cấu chi tiêu gia đình cho chi phí sinh hoạt Ở một khía cạnh

khác, với số lượng lớn lao động tơi địa phương với nhiều loại người thuộc các tầng lớp khác nhau là căn nguyên của nhiều tệ nạn xã hội, trong đó cờ bạc, mại dâm nổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 74)