- Đất sản xuất NN 865,57 63,35 0,00 0,00 865,57 100,
2. Hộ biết về chương trình
4.2.3 Thực trạng về kết quả sinh kế
Như các phân tích trên đây đã đề cập, việc thu hồi đất của các hộ dân ven khu công nghiệp để phục vụ cho quy hoạch khu công nghiệp Lễ Môn của thành phố
Thanh Hóa đã không chỉảnh hưởng đến chỗở, đến việc làm của người nông dân có
đất bị thu hồi mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng nhưđời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Vì vậy, nhà nước đã có chính sách bồi thường, hỗ trợ cho họ, việc bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, trước hết là bồi thường bằng tiền đã bù đắp một phần những ảnh hưởng đó. Tất cả những tài sản đất đai của hộ dân được chuyển phần lớn sang tài sản tài chính. Do đó, việc sử dụng khoản tiền này cho những mục đích khác nhau sẽ mang đến cho các hộ dân những kết quả khác nhau trong sinh kế của họ.
Thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ dân này tạo tiền đề để
người dân ởđây trong thời điểm hiện tại có một mức thu nhập cao hơn trước. Trước
đây thu nhập của người dân thường được tính bàng thóc, không tính bằng tiền mặt. Trong thực tế, sản xuất nông nghiệp không mang lại cho người dân một nguồn thu nhập tốt để có thể làm cho họ giàu có về kinh tế, vì sau khi trừđi tất cả các chi phí họ chỉ còn được hưởng dưới 2 tạ lúa/sào/vụ.
Sau khi thu hồi đất, phần lớn lao động trong các hộ gia đình đều là lao động làm thuê, công việc không đòi hỏi trình độ cao, tuy vất vả nhưng cũng mang lại cho người dân đủ khoản tiền để chi phí cho những sinh hoạt hằng tháng.
Việc bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã khiến nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp giảm còn 16,69%, trong khi trước đó thu nhập từ nông nghiệp chiếm tới 49,89% trong tổng thu nhập. Trong đó các hộ nhóm I do bị chuyển tới
khu tái định cư nên không có đất đai sản xuất nông nghiệp, nguồn thu hiện giờ của nhóm hộ này từ nguồn phi nông nghiệp bằng các công việc như làm thuê, kinh doanh nhỏ, ...; các hộ nhóm II giảm 23,60% trong tổng thu nhập của hộ. Phần lớn nguồn thu từ nông nghiệp còn lại của các hộ dân nhóm 2 là từ hoạt động tăng gia chăn nuôi gia súc, gia cầm trên diện tích đất vườn của hộ, Trong cơ cấu các nguồn thu từ
sản xuất nông nghiệp thì hoạt động trồng trọt có mức giảm tử 64,95% xuống còn 43,00% , chăn nuôi tăng từ 35,05% lên 57,00%. Nếu nhìn nhóm hộ theo ngành nghề
ta nhận thấy cơ cấu ngành trồng trọt và chăn nuôi có phần thay đổi phù hợp với
định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, đó là tăng tỷ trọng ngành trồng trọt, giảm tỷ
trọng ngành chăn nuôi. Các hộ nông nghiệp nhìn vào bảng ta nhận thấy sự quyết tâm bám trụ với ngành nông nghiệp, dù chủ hộ nông nghiệp có tuổi đời tương đối cao nhưng trong khi phải “ gồng mình” để kiếm kế sinh nhai trong thời điểm khó khăn này vẫn nhận thấy sự thông minh, nhanh nhẹn của người dân Việt Nam. Đối với hộ phi nông nghiệp phần lớn số hộ thuộc nhóm bị chuyển tới khu tái định cư, phần còn lại là các hộ có các lao động đều trẻ tuổi, có sức khỏe nên các hộ này không tập trung sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất vườn còn lại mà lựa chọn hướng mới cho sinh kế của mình là hướng tới kiếm sống bằng kinh doanh hoặc bằng các công việc tay chân, làm thuê. Như vậy, sau khi thu hồi đất đai nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ trong thu nhập của các hộ dân.
Sau khi bị thu hồi đất , lao động của các hộ không có trình độ, tuổi đời từ 30- 50 tuổi phần lớn lựa chọn làm lao động làm thuê, bán sức lao động của mình để
kiếm sống qua ngày. Trước khi thu hồi đất tỷ lệ thu nhập của nguồn thu này chỉ
chiếm 25,62% trong tổng thu nhập nhưng giờđây con sốđó đã tăng lên 51,53%. Nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ cũng tăng nhưng không đáng kể, do các hộ
dân đều có đất ở nằm ở những vị trí không thuận lợi cho kinh doanh buôn bán nên nguồn thu này cũng hạn chế theo, sau khi khu công nghiệp xuất hiện nguồn thu từ
kinh doanh chỉ chiếm 28,38% trong tổng thu nhập.
Cùng với xu hướng tăng của tổng thu nhập bình quân thì khoản thu từ các nguồn khác cũng tăng theo. Tuy nhiên cơ cấu đóng góp của các khoản thu này thì có chiều hướng giảm mạnh. Trước khi thu hồi đất 7,61% thu nhập của hộđến từ các nguồn khác này bao gồm: lương công chức, phụ cấp, tiền con cái cấp hằng tháng… tuy nhiên sau khi bàn giao đất, nguồn thu này chỉ đóng góp 3,39% trong cơ cấu thu
nhập của hộ. Theo chúng tôi, sự suy giảm này phần lớn là do các nguồn thu này không tăng nhiều về số tuyệt đối, nhưng tổng thu nhập của hộ lại tăng khiến cho tỷ
Bảng 4.12: Sự thay đổi thu nhập của các hộđiều tra trước và sau khi bị thu hồi đất
Chỉ tiêu ĐVT
Trước bàn giao đất Sau bàn giao đất
Nhóm 1 Nhóm 2 Hộ NN Hộ PNN Hộ KNN BQ chung Nhóm 1 Nhóm 2 Hộ NN Hộ PNN Hộ KNN BQ chung Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 1. Tổng TNBQ/hộ Tr.đ/tháng 2,18 2,24 1,88 2,55 2,21 2,21 100,00 4,53 7,45 2,73 7,48 7,76 5,99 100,00 2. Từ sản xuất NN Tr.đ/tháng 1,10 1,13 1,14 1,08 1,09 1,10 49,89 - 2,00 1,32 - 1,68 1,00 16,69 Trồng trọt Tr.đ/tháng 0,71 0,73 0,71 0,76 0,68 0,72 32,40 - 0,86 0,54 - 0,75 0,43 7,18 Chăn nuôi Tr.đ/tháng 0,39 0,40 0,43 0,32 0,41 0,39 17,48 - 1,14 0,78 - 0,93 0,57 9,52 3. Từ KD_DV Tr.đ/tháng 0,43 0,30 - 0,71 0,41 0,37 16,88 1,67 1,72 - 2,34 2,76 1,70 28,38 4. Từ làm thuê mướn Tr.đ/tháng 0,51 0,62 0,57 0,62 0,51 0,57 25,62 2,67 3,51 1,09 5,02 3,15 3,09 51,53 5. Thu khác Tr.đ/tháng 0,14 0,19 0,17 0,14 0,20 0,17 7,61 0,19 0,22 0,32 0,12 0,17 0,20 3,39
Tuy nhiên, các khoản thu nhập không những đánh giá được kết quả sinh kế
mà nó còn được xem như là một nguồn vốn tài chính của các hộ dân. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi chủ yếu coi thu nhập dưới dạng tiền mặt là một nguồn vốn tài chính của hộ. Nếu xem xét dưới khía cạnh này có thể thấy, trước khi bàn giao đất, khoản thu chính của người dân phường Quảng Hưng đến từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, phần thu này chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, khoản thu tiền mặt chỉ đến khi người dân quyết định bán các nông sản mình làm ra. Sau khi bàn toàn bộ đất sản xuất nông nghiệp, người dân chủ yếu mưu sinh bằng các hoat động phi nông nghiệp như: kinh doanh – dịch vụ, làm thuê mướn,… Tuy công việc không thật sự ổn định nhưng thu nhập của họ đều được trả bằng tiền mặt, điều này giúp gia tăng nguồn vốn tài chính của hộ, giúp họ trang trải chi phí cho cuộc sống
Thu nhập bình quân bằng tiền mặt của các hộ dân nhóm 1 cao hơn các hộ
dân nhóm 2 kể cả trước khi thu hồi đất do các hộ này có vị trí đất ở thuận lợi, nằm bên cạnh trục đường lớn nên mặc dù lao động nông nghiệp chiếm phần lớn nhưng bên cạnh đó một vài hộ vẫn có thu nhập thêm bằng các hình thức kinh doanh nhỏ.
Sau khi thu hồi đất, với khoản tiền đền bù và hỗ trợ tái định cư, nhưng với việc sử dụng chưa hợp lý và hiệu quảđã khiến khoản tiền này ngày càng cạn kiệt,
ảnh hưởng tới khả năng tích lũy tài chính. Bên cạnh nguồn vốn tài chính là các khoản thu bằng tiền đền bù đất và hỗ trợ tái định cư nguồn vốn tài chính của hộ còn
đến từ một số nguồn: nguồn vốn tích lũy, vay từ các tổ chức tín dụng và nguồn thu nhập thường xuyên bằng tiền mặt. Nhưng qua điều tra cho thấy trong 70 hộ điều tra thì chỉ có 17 hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Những bế tắc trong chuyển đối sinh kế phi nông nghiệp là căn nguyên gốc rễ lý giải cho việc người dân ngần ngại tiếp cận nguồn vốn tài chính vay từ các tổ chức tín dụng. Việc gia tăng đáng kể
khoản thu nhập thường xuyên bằng tiền mặt đang là cứu cánh cho nguồn vốn sinh kế của các hộ dân ven khu công nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Trước khi hình thành khu công nghiệp, theo điều tra cho thấy trong tổng số
70 hộ có tới 64 hộ nông nghiệp, các hộ cho biết thu nhập bằng nông nghiệp rất bấp bênh, thu nhập thấp, nhiều năm hạn hán mất mùa còn thua lỗ chứ chẳng mong dư ra
Sau khi thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp mất, một số hộ chỉ còn diện tích vườn nhỏ nhưng vẫn còn một số hộ không chuyển đổi chiến lược sinh kế của mình. Các hộ này bao gồm các hộ có chủ hộởđộ tuổi cao, sức khỏe yếu, không thể đi làm thuê hay buôn bán, tâm lý ngại thay đổi công việc nên họ vẫn trung thành với nghề nông, làm nông nghiệp ngay trên mảnh vườn còn lại, phần lớn tự túc cho sinh hoạt hằng ngày.
Các hộ kiêm ngành nghề có thu nhập cao nhất so với các loại hộ còn lại do hộ nhạy bén chuyển đổi chiến lược sinh kế khi mất đất nông nghiệp, các hộ này chuyển sang kinh doanh các loại hình dịch vụ như: buôn bán ngoài chợ, các quán bán tạp hóa nhỏ, những hộ năng động hơn thì thuê đất ở bên ngoài mặt đường lớn mở các quán ăn, quán nước hay quán bia hơi,…. Phục vụ công nhân khu công nghiệp. Các hộ này 100% hộ thuộc nhóm II nhóm chỉ bị thu hồi đất ruộng
Hộp 4.5. Lý do chuyển đổi nghề nghiệp
Khi bị thu hồi mất đất ruộng đầu tiên tôi cũng lo không biết làm gì để duy trì cuộc sống gia đình, nhưng sau đó nhìn các hộ khác người ta mở quán bán cơm, tôi cũng mạnh dạn đầu tư quán bia hơi nho nhỏđể duy trì cuộc sống.
Ông Nguyễn Viết Cường, phố 2, phường Quảng Hưng
Bên cạnh đó, các hộ nông dân thuộc nhóm phi nông nghiệp cũng có thu nhập cao hơn trước khi KCN được hình thành tới 6,82 triệu đồng/tháng. Theo điều tra cho thấy các hộ thuộc nhóm này sau khi nhận được tiền đền bù đất đã chi phần lớn cho chi phí xây sửa nhà cửa, có hộ chi hết toàn bộ số tiền có được từ việc đền bù. Mất đất nông nghiệp, trình độ lao động hạn chế, các hộ phi nông nghiệp chuyển sang kinh doanh nhỏ và làm thuê.
Như vậy có thể thấy rằng, thu nhập của người dân ven khu công nghiệp Lễ
Môn sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp đã tăng lên đáng kể, tuy cơ cấu các nguồn thu thay đổi. Sự thay đổi cơ cấu nguồn thu hoàn toàn phù hợp với những sự
thay đổi về các nguồn lực sinh kế và cách thức người dân ởđây sử dụng chúng vào những chiến lược sinh kế của mình. Thu nhập tăng đã tạo điều kiện để người dân cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Tại thời điểm điều tra, 100% số hộ không bị thiếu lương thực cho dù giờđây họ không còn sản xuất nông nghiệp nữa.
Bảng 4.13. Sự thay đổi về mức độ tự chủ lương thực của các hộ điều tra Chỉ tiêu
Trước bàn giao đất Sau bàn giao đất Số lượng hộ Tỷ lệ (%) Số lượng hộ Tỷ lệ (%) Mức độ tự chủ lương thực