Thay đổi sinh kế của người dân ven khu công nghiệp ở một sốn ước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 33)

thế gii

* Trung Quc:

Là một quốc gia đông dân nhất thế giới, với trên 1,3 tỷ người nhưng gần 70% dân số ở khu vực nông thôn. Hàng năm có tới hơn 10 riệu lao động đến độ

tuổi tham gia vào lực lượng lao động xă hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở

Trung Quốc, trước đòi hỏi cấp bách của thực tế, ngay từ sau năm 1978 sau khi cải cách mở cửa nền kinh tế, trung Quốc thực hiện phương châm " ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành" thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp Hưng Trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị. Coi việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân.

Từ sau năm 1978 đến năm 1991, Trung Quốc có 19 triệu xí nghiệp Hưng Trấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động ở trong nông thôn, tạo ra tổng giá trị sản lượng 1.162 tỷ NDT chiếm 1/4 GDP của cả nước. Nhờ

phát triển triển công nghiệp nông thôn mà tỷ trọng lao động nông nghiệp đă giảm 70% năm 1978 xuống 50% năm 1991. Bình quân trong 10 năm từ năm 1980

đến năm 1990 mỗi năm các xí nghiệp của Hưng Trấn Trung Quốc thu hút khoảng 12 triệu lao động dư thừa từ nông nghiệp.

Bài học kinh nghiệm

- Từ thực tiễn phát triển công nghiệp nông thôn, tạo sinh kế mới cho người dân ở nông thôn là giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn tại các xí nghiệp công nghiệp ở Trung Quốc có thể rút ra bài học kinh nghiệm:

- Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khuyến khích nông dân

đầu tư dài hạn phát triển sản xuất nông nghiệp và mở mở nang các hoạt động phi nông nghiệp. Đây là nhân tố quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế thu hút lao động và các hoạt động phi nông nghiệp khác ở nông thôn.

- Tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp phát triển vào giai đoạn đầu cuả quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, nhà nước thực hiện bảo hộ hàng hoá trong nước, hạn chế ưu đăi đối với doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, qua

đó tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nông thôn.

- Thiết lập một hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanh nghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch để huy động vốn cho công nghiệp nông thôn. Duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nông thôn.

Như vậy Trung Quốc đă thành công là giải quyết vấn đề việc làm và sinh kế cho người dân, bằng việc sử dụng lao động nông thôn vào làm việc tại các xí nghiệp, đồng thời kết hợp với các chính sách vĩ mô của nhà nước.

* Nhật Bản:

Quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài tăng trưởng trong nông nghiệp. Nhật Bản là nước luôn bị giới hạn bởi tài nguyên

đất đai ít và dân sốđông, diện tích canh tác bình quân của một hộ nông dân khoảng 0,8 ha. Nhật Bản thực hiện chính sách đưa sản xuất công nghiệp vào nông thôn. Chính điều này đã làm cơ cấu nông thôn thay đổi, các ngành phi nông nghiệp đã

đóng góp ngày càng tăng vào thu nhập của người dân nông thôn (năm 1950 tỷ lệ

này là 29% đã tăng lên 85% vào năm 1990). Việc chú trọng phát triển công nghiệp thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa đã cơ bản giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác ngày càng giảm. Sau này, khi công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển, các công nghệ thu hút lao động vẫn được coi trọng. Ngoài ra, Nhật Bản còn phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn để tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Chính phủ Nhật Bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nước với mục đích cung cấp đầy đủ thông tin về việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp qua internet đến với những người đang tìm việc, giúp họ có những lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của mình. Chính phủ cũng bồi dưỡng những công nhân có tay nghề cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổ chức giao dục – đào tạo trên cơ sở nhu cầu của mỗi vùng, phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật kết nối thông tin trong những khu vực mới hoặc

đang phát triển. Hoạt động giải quyết việc làm cho người cao tuổi được chú trọng

để xóa bỏ những mất cân đối về việc làm do tuổi tác. Luật về ổn định việc làm của người lao động cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về hưu bắt buộc và thuê mướn lại những người lao động cao tuổi có năng lực, kinh nghiệm tại các công ty hiện tại hoặc từ các công ty chi nhánh. Nhiều chính sách được đưa ra như các chính sách vềđào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên. Các loại hình tuyển dụng và thuê mướn được đa dạng hóa, coi trọng các công việc làm

thêm không chính thức như làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thường. Chế độ

tuyển dụng thay đổi theo khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như

trước kia mà chuyển sang các khu vực lân cận và các địa phương.

Trong những năm 1960, 1970, các lĩnh vực phúc lợi y tế, công nghệ thông tin và môi trường đang giữ một vai trò then chốt trong việc mở ra những thị trường mới ở Nhật Bản. Đồng thời, các ngành công nghiệp mới và các dịch vụ liên quan

được khuyến khích phát triển. Việc phát triển khoa học công nghệđịa phương được

đẩy mạnh thông qua việc tận dụng đặc thù mỗi vùng. Chính phủ Nhật Bản đã có những bước đi thích hợp nhằm ổn định thị trường lao động ở tầm vĩ mô, nhưng để

có thể tham gia được vào thị trường lao động thì bản thân mỗi người lao động cũng phải tự phát triển năng lực nghề nghiệp của mình thông qua việc tự đào tạo lại; các công ty, tổ chức cũng phải ủng hộđiều này một cách tích cực.

Cùng với thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất xây dựng các KCN tập trung từ năm 1945. Quá trình này đã bảo

đảm cho nguời dân Nhật Bản có ruộng rơi vào khu vực chuyển đổi nhận được khoản tiền đền bù thoảđáng. Cùng với đó, Nhật Bản thực hiện hai nhiệm vụ là phát triển các KCN lớn đồng thời khuyến khích phát triển các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ phù hợp với qui mô cho từng gia đình. Với loại hình xí nghiệp này, nông dân không cần phải đầu tư nhiều vốn và đòi hỏi nông dân không cần phải có trình độ kỹ

thuật cao mà chỉ cần đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian ngắn là có thể đảm nhận những công việc đó. Như vậy, người dân có thể sử dụng số tiền được Nhà nước đền bù để đầu tư phát triển xí nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho bản thân. Bên cạnh đó, những ngành nghề TTCN truyền thống ở các vùng nông thôn cũng

được khuyến khích phát triển, đặc biệt vào những năm 70 Nhật Bản đã có phong trào “mỗi nông thôn một sản phẩm” nhằm khai thác ngành nghề truyền thống và đã

đạt được những kết quả tốt. Vì vậy, ngay năm đầu tiên, họ đã tạo ra 143 loại sản phẩm, thu được 358 triệu USD và đến năm 1992 con số này tăng lên tới 1,2 tỷ USD. Từ đó, phong trào phục hồi ngành nghề công nghiệp, TTCN truyền thống lan rộng ra toàn đất nước Nhật Bản. Do vậy mà Nhật Bản đã nâng cao được mức sống cho nông dân, giải quyết đuợc vấn đề việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Bài học kinh nghiệm

- Thứ nhất, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở nhu cầu của xã hội

- Thứ hai, phát triển mạnh mẽ những ngành nghề ứng dụng nhiều tiến bộ

khoa học công nghệ và những ngành nghề sử dụng nhiều lao động.

- Thứ ba, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động.

- Thứ tư, thực hiện cải cách chếđộ tiền lương, thu nhập của người lao động. * Đài Loan:

Các cơ sở công nghiệp nông thôn của Đài Loan thu hút số lượng lớn lao

động nông thôn từ 78.000 nghìn lao động năm 1930 lên 248.000 lao động năm 1966. Vào đầu những năm 1950, do đất đai bị hạn chế cộng với số lượng lớn dân cư chảy từ Trung Quốc sang dẫn đến nguy cơ thất nghiệp lớn ở nông thôn, nhưng nhờ công nghiệp nông thôn phi tập trung phát triển mà từ những năm 1960 nền kinh tế có thể duy trì ở mức gần như toàn dùng lao động. Lao động nông nghiệp từ trên 50% những năm 1950 xuống 14,2% năm 1988 và được chuyển sang hoạt

động phi nông nghiệp. Việc tăng trưởng công nghiệp phi tập trung đă làm giản nhẹ sức ép đối với đất nông nhiệp mà không cần phải chuyển gánh nặng đó cho khu vực thành thị. Thay vì, dân cư nông thôn có thể đi về hàng ngày đến các nhà máy đặt ở các vùng lân cận.

Bài học kinh nghiệm

- Nông nghiệp được ưu tiên phát triển làm cơ sở để phát triển công nghiệp nông thôn mà trước hết là công nghiệp chế biến nông sản. Lao động dư

thừa trong nông nghiệp được chuyển sang các ngành nghề công nghiệp nhẹ

nông thôn.

- Chú trọng phát triển doanh nghiệp nông thôn quy mô nhỏ và vừa, lấy công nghệ sử dụng nhiều lao động là chính. Năm 1971 quy mô trung bình một doanh nghiệp là dưới 15 lao động.

- Công nghiệp nông thôn phát triển theo hướng phân tán, phi tập trung nhưng có liên kết với nhau và liên kết với các công ty lớn ở đô thị. Công nghiệp nông thôn Đài Loan chủ yếu là công nghiệp truyền thống thu hút phần lớn lao động dư thừa từ sản xuất nông nghiệp.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích xây dựng nhà máy ở nông thôn, chú ư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực ở nông thôn.

- Phát triển cơ sở công - nông nghiệp được bố trí gần với vùng nguyên liệu. Kế hoạch phát triển vùng được xây dựng để thúc đảy thành lập các khu công nghiệp vùng nông thôn.

Tóm lại: Từ những kinh nghiệm trên có thể áp dụng cho Việt Nam trong qúa trình phát triển các khu công nghiệp tạo điều kiện phát triển kinh tế - xă hội ở các địa phương; tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống và giải quyết sinh kế cho người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)