- Đất sản xuất NN 865,57 63,35 0,00 0,00 865,57 100,
2. Hộ biết về chương trình
4.2.2 Thực trạng về chiến lược sinh kế
Trong quá trình CNH, HĐH diễn ra nhanh chóng, tình trạng người dân mất
đất nông nghiệp, không có việc làm ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân nói riêng và phát triển kinh tế nói chung trên địa bàn thành phố.
Trước khi KCN Lễ Môn được hình thành, sản xuất nông nghiệp đem lại cho người dân trên địa bàn nghiên cứu trên 80% thu nhập hằng năm, nguồn thu còn lại
được bổ sung từ các hoạt động phi nông nghiệp khác như: buôn bán nhỏ, làm thuê,.... Có thể nói, trước khi bàn giao đất để xây dựng KCN thì chiến lược sinh kế dựa vào nông nghiệp chủ yếu được các hộ dân áp dụng. Nhưng sau khi đất nông nghiệp bị thu hồi, người dân lâm vào tình trạng bếp bênh, thiếu phương hướng trong vấn đề tìm kiếm việc làm, với trình độ văn hóa còn hạn chế, người lao động chủ yếu trở thành lao
động làm thuê với các công việc phổ thông và tạm bợ. Các công việc này là các công việc mà người lao động được trả thù lao theo công lao động của mình và không có bất cứ những ràng buộc nào về quyền cũng như trách nhiệm của các bên khi thuê mướn lao động. Điều đó làm cho người lao động bị thiệt thòi vì không được bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến tiền lương, an toàn lao động,...
Các hộ thuộc nhóm 1 sau khi bị thu hồi đất đai, các hộđược chuyển tới khu tái định cư, với diện tích đất được cấp bằng với diện tích đất ở nhưng với diện tích hiện tại và với khoản tiền đền bù hạn chế, các hộ đều chọn phương án bán đi một nửa đất còn lại của mình để có tiền chi trả cho cuộc sống hiện tại. Vì vậy, diện tích
đất ở bị thu hẹp lại, không còn diện tích để trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ. Chiến lược sinh kế được các hộ dân sử dụng là thương mại - dịch vụ, công nghiệp - TTCN. Với chiến lược sinh kế thương mại - dịch vụ lao động tập trung trong lĩnh vực này chiếm 7,62% tổng số lao động, tập trung vào các ngành nghề chính như: Buôn bán, lao động làm thuê, các loại hình kinh doanh đó được thể hiện cụ thể như sau:
- Buôn bán: Người dân sau khi bị thu hồi đất đai, có chút vốn liếng , những người lao động trẻ, nhanh nhẹn thường phù hợp với công việc này. Các công việc ở đây thường là buôn bán nhỏ lẻ như mở các cửa hàng tạp hóa nhỏ, cửa hàng bán gạo, quán sửa xe máy hay đi chợ.
Buôn bán nhỏ phục vụ công nhân được các lao động nữ có tuổi đời từ 30-50 lựa chọn nhiều nhất, một số lao động trẻ không xin được việc cũng lựa chọn hoạt
động này để kiếm sống với các công việc cụ thể như: bán rau, bán thịt, bán hoa quả
tại chợ, bán đồ ăn rong trước cổng khu công nghiêp các hoạt động được diễn ra trong ngày và tấp nập nhất vào buổi tan tầm khi công nhân của khu công nghiệp tan ca, có khi hoạt động mua bán này còn diễn ra tới 10h đêm.
Một vài cửa hàng tạp hóa nhỏ cũng được mở ra đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các hộ dân tại khu tái định cư, các mặt hàng được bán đều là những các mặt hàng thiết yếu của cuộc sống, các của hàng này đều được các hộ dân sử dụng một phần nhỏ diện tích mặt đường của mình để bày bán.
Cửa hàng bán thực phẩm như gạo, bột mỳ cũng được lập lên để đáp ứng nhu cầu cho các hộ dân tại khu tái định cư, hay các của hiệu sửa xe cũng thế, tuy nhỏ lẻ nhưng nó cũng góp phần vào nguồn thu của gia đình.
- Lao động làm thuê với các công việc tay chân, không yêu cầu trình độ cao,
được 84,76% lao động tại khu tái định cư sử dụng và 50,86% lao động thuộc nhóm 2 lựa chọn, trong đó nhóm hộ phi nông nghiệp có tới 82,71% lao động làm trong lĩnh vực này. Các công việc này bao gồm như: làm cửu vạn, bốc vác thuê, làm thuê tại các quán hàng, đi xe ôm,.... Tất cả các công việc đó không yêu cầu trình độ cao nên khi được hỏi tới có nhiều người nói rằng " trình độ không có, không xin được việc cố định thì chỉ biết dùng nguồn vốn tự có là sức lao động kiếm cơm thôi". Cuộc sống của những người dân này rất khó khăn và chịu nhiều áp lực từ nhiều phía như bị ép giá từ người thuê lao động, sự cạnh tranh của những người cùng ngành như xe ôm có khi có xảy ra xô xát khi tranh khách với nhau,...
- Công nhân là công việc được xem là ổn định nhất trong các hoạt động sinh kế. Hộ có lao động làm công nhân trong các nhà máy thuộc khu công nghiệp đều tỏ
ra thỏa mãn nhất khi nói tới sựổn định về tài chính hàng tháng của hộ mình.. Các lao động này được tuyển vào khu công nghiệp đều là những lao động có trình độ
phổ thông hoặc trên phổ thông và đảm bảo các tiêu chuẩn đầu vào nhất định. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng đã có chính sách hỗ trợ người lao động bằng
cách áp đặt cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương phải nhận bao nhiêu % lao động địa phương trong tổng số lao động doanh nghiệp đó xét tuyển.
Các hộ thuộc nhóm 2 có hoạt động sinh kế đa dạng hơn, bên cạnh những hoạt động sinh kế như ở các nhóm 1 thì nhóm 2 do các hộ này không bị thu hồi diện tích đất vườn nên các hộ vẫn trồng trọt, chăn nuôi nhỏ trong diện tích đất vườn
đó, theo thống kê có tới 21,55% lao động tại các hộ hoạt động trong lĩnh vực này. Trong hoạt động trồng trọt, người dân chủ yếu trồng cây ăn quả, cây rau màu phục vụ cuộc sống gia đình là chính, phần dư thừa sẽ được mang đi bán. Nhưng hộ dân thuộc nhóm hộ nông nghiệp, sinh sống bằng nông nghiệp chủ yếu là nhóm hộ có chủ hộ cao tuổi, các hộđã tách hộ cho con cái ra ở riêng nên lực lượng lao động giảm xuống, tuổi cao, khó thích nghi với sự thay đổi nên nhóm hộ này "chung thành" với con đường nông nghiệp đã đi lâu nay.
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng được các hộ nông nghiệp chú trọng tới. Với diện tích đất vườn người dân kết hợp trồng trọt và chăn nuôi để đảm bảo cho cuộc sống của hộ. Chăn nuôi ở hộ chú trọng vào nuôi lợn, vịt, gà, chim bồ câu.
Nuôi lợn: Các sản phẩm nông nghiệp này được nuôi lớn tại hộ gia đình bằng nguồn thức ăn sẵn có như cuộng rau, nước rác dư thừa từ các hộ gia đình và các nguồn thức ăn khác như bột, cám. Trong năm các hộ chăn nuôi lợn xuất được trung bình hai lứa với giá xuất chuồng khoảng 45.000 đồng/kg.
Nuôi gà, vịt: Các hộ nuôi gà vịt thường tiết kiệm không gian vườn bằng cách nuôi gia cầm dưới tán cây ăn quả trong vườn và chuống gà được xây dựng bên trên chuồng lợn để tiết kiệm diện tích, chuồng vịt được xây dựng rất đơn xơ, chỉ có một tán lá được dựng lên tại góc vườn và được quây lại bằng lưới. Một năm các hộ
cũng chỉ xuất được 2 lứa với mức giá trinh bình như sau: gà 110.000 đồng/kg; vịt 45.000 đồng/kg.
+ Nuôi chim bồ câu: Hoạt động nuôi chim bồ câu thương phẩm được xem là giải pháp cứu cánh cho các hộ nông nghiệp, giá chim bồ câu theo bà con cho biết là 40.000 - 50.000 đồng/con, một năm mỗi cặp bố mẹđẻđược tới 15-17 cặp con cháu. Quá trình chăm sóc chim bồ câu cũng không khó khăn, thức ăn cơ sở của chim là thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Chim
bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày vậy nên phương thức nuôi chủ yếu của các hộ là nuôi thảđể chim tự tìm kiếm thức ăn, bên cạnh đó có cho ăn thêm các loại thức ăn kể trên để bổ sung đủ
dinh dưỡng cho chim trong ngày.
Nuôi chó, mèo: Các con vật nuôi quen thuộc với gia đình như chó, mèo vừa giúp hộ chăm sóc gia đình, đôi khi cũng giúp hộ có thêm một khoản thu nhỏ góp phần vào nguồn lực tài chính của hộ mình. Nuôi chó, mèo những loài động vật thân thiện với con người từ xa xưa đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam. Những loại động vật này cũng dễ nuôi, ăn uống theo thói quen do con người huấn luyện, nuôi chó mèo tận dụng được lượng thức ăn dư thừa của hộ vừa tiết kiệm
được chi phí vừa góp phần vào nguồn lực tài chính của hộ.
Bên cạnh các hoạt động sinh kế trên còn có một bộ phận nhỏ người lao động có trình độ được tuyển dụng vào các đơn vị nhà nước như trường học, UBND xã, bộđội,...
Bảng 4.11 Tình trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất
ĐVT:%
Chỉ tiêu
Trước thu hồi Sau thu hồi
Nhó m 1 Nhó m 2 Nhó m hộ NN Nhó m hộ PNN Nhó m hộ KN N Nhó m 1 Nhó m 2 Nhó m hộ NN Nhó m hộ PNN Nhó m hộ KN N LĐ NN 82,9 1 87,1 8 73,0 8 84,5 7 90,1 6 - 21,5 5 55,2 5 - 27,4 0 Làm thuê (không có hợp đồng lao động) 14,5 6 10,2 6 19,2 3 12,7 7 9,84 84,7 6 50,8 6 18,0 8 82,7 1 43,8 4 Công nhân - - - - - 7,62 6,03 - 7,52 6,85 KD-DV 1,27 1,71 3,85 1,60 - 7,62 12,9 3 3,33 6,02 17,8 1 Phi NN khác 1,27 0,85 3,85 1,06 - - 8,62 13,3 3,76 4,11
3
Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra 2013
Trước sự thay đổi lớn về cuộc sống, mất đi tư liệu sản xuất quan trọng, người nông dân trở nên hoang mang không biết sẽ làm gì kiếm sống khi đất đai bị
thu hẹp. 0,00 105,80 27,34 11,57 0,00 349,02 145,24 Đất NN Đất ở, đất Đất KD-DV Đất khác Nhóm hộ I Nhóm hộ - 437,06 - 95,94 - 122,09 83,12 54,55 - 310,43 90,13 100,14 Đất NN Đất ở, vườn Đất KD-DV Đất khác Nhóm hộ NN Nhóm hộ PNN Nhóm hộ KNN
Đồ thị 4.4. Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất đai sau khi bàn giao đất
Theo điều tra cho thấy ở tất cả các nhóm hộđất nông nghiệp không còn nữa.
Đối với các hộ thuộc nhóm II, việc không bị thu hồi đất ở và đất vườn, các hộ này thuộc phố 5 và một số hộ thuộc phố 2 của phường Quảng Hưng. Với điều kiện thuận lợi hơn các hộ thuộc nhóm I (nhóm bị thu hồi toàn bộ đất đai) các hộ thuộc nhóm II không bị thu hồi đất ở và đất vườn. Những hộ này vẫn có nguồn thu ổn
định từ sản xuất nông nghiệp từ mảnh vườn mà gia đình đang có. Theo số liệu điều tra cho thấy với các hộ dân thuộc diện di dời tới khu tái định cư thì đất đai dường như không còn là một tài sản sinh kế đối với hộ dân này nữa. Với lượng đất đai nhận được bình quân mỗi hộ 144,71 m2 cộng với lượng tiền bồi thường ít ỏi không
đủ để xây dựng nhà cửa, có tới 92% số hộ điều tra đã bán 1/2 lượng đất đai được cấp tại khu tái định cư cho các hộ dân khác để có tiền xây dựng nhà cửa và trang trải cuộc sống khi thời gian đầu còn khủng hoảng trước sự thay đổi lớn, không còn diện tích đất vườn để sản xuất nông nghiệp nữa, đất đai dường như không còn là tài sản sinh kế quan trọng đối với những hộ dân này nữa
Mất đất nông nghiệp, trình độ hạn chế ngoài lao động làm thuê thì công nhân và kinh doanh - dịch vụ nhỏ là hai hoạt động sinh kế chủ yếu mà người dân lựa chọn sau
khi mất đất. Với những công việc yêu cầu kỹ thuật và trình độ trong các nhà máy, công nhân là lực lượng lao động có hợp đồng lao động và có trình độ, kỹ năng; còn những lao
động trình độ văn hóa hạn chế, tuổi đời cao sẽ không được nhận làm việc, trong số các hộđược điều tra chỉ có 7,02% số lao động làm việc tại KCN, lực lượng lao động còn lại chủ yếu làm các công việc tay chân như làm thuê, buôn bán, kinh doanh nhỏ,...
24,65% 80,14% 75,35% 19,86% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00%
Lao động tự do Công nhân
Qua đào tạo, có trình độ kỹ năng
Chưa qua đào tạo, thiếu trình độ, kỹ năng
Đồ thị 4.5. So sánh mức trình độ, kỹ năng lao động của hai đối tượng công nhân và lao động làm thuê
Hình 4.4 cho thấy rằng, lực lượng lao động làm thuê phần lớn chưa qua đào tạo và thiếu trình độ kỹ năng chiếm tới 75,35% nên ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm việc, khả năng thích nghi, cũng như khả năng thỏa thuận trong công việc để đảm bảo quyền lợi của bản thân đối với chủ lao động.
Hộp 4.3. Việc làm sau khi mất đất rất bấp bênh
Mất đất nông nghiệp rồi, chẳng tìm được việc gì ổn định ngoài các công việc tay chân, buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ vì trình độ không có chẳng làm được việc gì khác cả. Trước đây còn đất nông nghiệp thì ổn định chứ giờ làm được ngày nào biết ngày đó.
Nguyễn Văn Tuân, 54 tuổi, Phố 5, Phường Quảng Hưng
Nhưng đối với lực lượng công nhân thì khác, với 80,14% số lượng lao động qua đào tạo, có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của các công việc trong KCN, ởđó
họ có công việc đảm bảo, ổn định và lâu dài hơn.
Đối với các hộ dân chuyển đổi sinh kế sang hoạt động KD-DV phần lớn thuộc nhóm hộ II (Nhóm không bị thu hồi đất ở). Những hộ này tuy sinh sống trong lòng phố, không gần các trục đường lớn nhưng vẫn thuận lợi hơn những hộ dân nhóm I bịđưa tới khu tái định cư xa nơi ở hiện tại và xa KCN hơn các hộ nhóm II. KD-DV phần lớn chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ như bán nước giải khát, quán cơm bình dân và địa điểm được thuê đất của các hộ dân gần KCN để kinh doanh, hay buôn bán tại chợ là hình thức kiếm sống được nhiều hộ dân áp dụng nhất. Buôn bán tại chợ phục vụ cho lượng công nhân đông đúc làm việc tại KCN cũng là việc làm kiếm được một khoản thu nhập lớn cho gia đình.
Các hộ thuộc nhóm II vẫn còn diện tích đất vườn, một số hộ vẫn kết hợp giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, số lao động có độ tuổi cao, sức khỏe hạn chế
thì lao động tại gia đình, trồng rau, chăn nuôi nhỏ; còn lực lượng lao động trẻ, sức khỏe tốt tìm đến các công việc như: làm thuê, làm công nhân,...Số lượng hộ kiêm ngành nghề này chỉ chiếm 33% tổng số hộđiều tra.
Bên cạnh đó vẫn còn một số lượng nhỏ các hộ không chuyển đổi hoạt động sinh kế của hộ mình, nông nghiệp vẫn được lựa chọn nếu không muốn nói là bắt buộc phải làm nông nghiệp trên mảnh đất vườn nhỏ bé của mình.
Hộp 4.4. Lý do gắn kết với nông nghiệp sau khi thu hồi đất
Có tuổi rồi, con cái đi lấy vợ lấy chồng, đi làm ăn xa nên chỉ có hai vợ chồng
ở nhà với nhau. Sức khỏe giờ yếu, đất ruộng không còn nữa nên chẳng biết làm gì ngoài trồng rau và nuôi mấy con gà để kiếm sống. Muốn đi làm thuê cho người ta cũng chẳng ai thuê.
Ông: Trịnh Quang Đông, 59 tuổi, Phố 5, Phường Quảng Hưng
Như vậy có thể thấy, chiến lược sinh kế của các hộ dân ven KCN thay đổi theo hướng:
- Trước đây sinh kế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm tới 84,73% lực lượng lao động. Ngoài ra khi mùa vụ nông nhàn, người dân ở đây làm thuê mướn
để kiếm sống.
+ Làm thuê mướn, lao động chân tay tại KCN cũng như bên ngoài với các loại công việc phổ thông, chân tay không đòi hỏi trình độ kỹ năng nên công việc