Chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 107)

- Tự sản xuất hoàn toàn lương thực Tự sản xuất một phần lương thực

4.3.4.Chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn khu công nghiệp nói riêng đều đặt vấn đề lợi nhuận là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp phần lớn không quan tâm tới đời sống người lao

động, vậy nên buộc họ quan tâm tới người lao động mất đất nói riêng là một vấn đề

rất khó, nó chỉ xảy ra khi có sự tác động của chính quyền địa phương. Trước năm 2009 theo điều tra cho biết, khi một vài doanh nghiệp bắt đầu đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp Lễ Môn các doanh nghiệp bị chính quyền địa phương "ép buộc"doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động phải nhận một số lượng lao động nhất

định từ nguồn lao động địa phương bị mất đất. Nhưng địa phương chỉ có một vài doanh nghiệp đồng tình phối hợp với địa phương. Số lao động tuyển vào tuy ít ỏi nhưng phần nào đó nó cũng góp phần ổn định sinh kế của một bộ phận hộ dân bị

mất đất Các lao động này khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp sẽ được đào tạo trong một thời gian nhất định nhằm đào tạo tay nghề đảm bảo phục vụ được cho công việc. Theo điều tra cho thấy trong tổng số lao động bị mất đất trong đợt tuyển dụng có hỗ trợ việc làm tại các doanh nghiệp chỉ có 12 lao động trong 275 lao động của địa phương bị mất đất được tuyển vào làm tại các doanh nghiệp.

Chính sách tuyển dụng của các doanh nghiệp rất quan trọng đối với người lao động. Lao động nông nghiệp sau khi mất đất đều rất hoang mang, họ không biết cuộc sống của họ sẽ ra sao khi không có việc làm cốđịnh, với trình độ học vấn thấp người lao động đã không thể chen chân vào các đơn vị hành chính nhà nước, tiếp tới

đang là lao động ngông nghiệp, quen với nếp sinh hoạt nông nghiệp nên khi vứt vào vòng xoáy khác, chỉ một số bộ phận nhỏ lao động nông nghiệp trẻ tuổi nhanh nhẹn thích nghi được với sự thay đổi lớn thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh và có được cuộc sống tương đối ổn định. Còn những lao động còn lại có cuộc sống bấp bênh với các công việc tạm bợ như làm thuê, buôn bán ngoài chợ,...

4.3.5.Vai trò ca chính quyn địa phương và các chính sách liên quan

Một địa phương để nền kinh tế của mình phát triển, an ninh, chính trịổn định thì việc hàng đầu là các cấp chính quyền phải ổn định đời sống cho người dân, hướng tới phát triển kinh tế hộ gia đình. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, khi

tế bào khỏe mạnh, phát triển tốt thì toàn bộ cơ thể mới có thể khỏe mạnh. Mặt khác, riêng trên địa bàn phường Quảng Hưng lao động trên địa bàn có trình độ còn hạn chế, lao động nông nghiệp thuần túy khi mất đất, mất đi tư liệu sản xuất quan trọng người dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn, mất việc làm, lũng đoạn trong suy nghĩ, nhiều lao động trẻ tuổi xa vào các tệ nạn xã hội như bài bạc, mại dâm,... làm mất trật tự an ninh xã hội trên địa bàn huyện. Trước những biến động xấu như trên vai trò của các cấp chính quyền địa phương lại càng quan trọng. Định hướng cho sự

phát triển kinh tế của các hộ gia đình bị mất đất, có chính sách hỗ trợ, dạy nghề, ổn

định đời sống cho người dân để người lao động có trong tay một nguồn vốn kiến thức nhất định để thâm nhập vào lĩnh vực khác không phải là nông nghiệp.

Khi các hộ dân mất đất chính là mất đi nguồn lực sinh kế quan trọng nhất, mất đi tư liệu sản xuất để sản xuất và kiếm sống. Người dân không tránh khỏi "cú sốc" lớn. Nhận thức được điều đó, cấp chính quyền địa phương cũng đã đưa ra các chính sách, dự

án phát triển kinh tế hộ nhằm mang lại cho người dân cuộc sống ổn định hơn. Vai trò của các chính sách rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ trong ổn định tâm lý và ổn định kinh tế hộ. Người lao động mất đất nông nghiệp, thất nghiệp tạm thời diễn ra, kéo theo tệ

nạn xã hội ra tăng, mất ổn định chính trị tại địa phương.

Đoán biết trước được vấn đềđó UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, ban hành kèm theo Quyết định số 3788 /2009/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Chính sách hỗ trợ di chuyển cho các hộ trong địa bàn tỉnh 3.000.000 đồng/hộ, di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ 5.000.000 đồng/hộ. Các hộ bị

Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định

đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có

điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng 30 kg gạo tẻ/khẩu/tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.,... kèm nhiều chính sách hỗ trợ khác có lợi cho người dân mất đất.

một thời gian cụ thể khi mất đất nông nghiệp người lao động rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, nhưng thực tại, theo điều tra 100% các hộ dân đều cho biết, " tiền đền bù

đòi mãi mới được trả, hỗ trợ gạo chỉ bằng 30,00% theo chính sách, làm gì có hỗ trợ

chuyển đổi nghề nghiệp" những nhận định trên khẳng định các chính sách của tỉnh hay địa phương không được thực hiện một cách triệt để, làm ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân mất đất.

Tới nay, theo điều tra 100% số hộ đều rất mong muốn các cấp chính quyền có các chính sách phát triển kinh tế trên địa phương và các dự án giành riêng cho các hộ mất đất nông nghiệp với những yêu tiên cụ thể để các hộ có thể phát triển sinh kế một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 107)