ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 44)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên thành phố Thanh Hóa

3.1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình thành phố Thanh Hóa

a, Vị trí địa lý:

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa cách Hà Nội khoảng 154km về phía Nam, có tọa độđịa lý 105045’00’’kinh độ Đông, 19045’20’’ - 19050’08’’vĩđộ Bắc. Có ranh giới hành chính tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thiệu Hóa; - Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương; - Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đông Sơn; - Phía Tây giáp huyện Đông Sơn.

Là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, nằm trong vùng chịu

ảnh hưởng trực tiếp của địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thành phố Thanh Hóa có vị trí kinh tế thuận lợi:

Hình 3.1: Vị trí địa lý thành phố Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa

b, Thời tiết, khí hậu:

Thành phố Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa (tiểu vùng Ib). Có đặc trưng về khí hậu như sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm khoảng 86000C, nhiệt độ trung bình năm từ 23,3-23,60C, trong đó có những ngày lên tới 400C, hoặc có ngày nhiệt

độ xuống thấp tới 50C. Do tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm Thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng rơ rệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 200C. Mùa nóng từ

tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ trung bình khoảng 250C.

- Độẩm không khí: Độẩm trung bình cả năm khá cao khoảng 80 – 85%, độ ẩm xuống thấp cực điểm khi có gió mùa Đông Bắc hanh heo 50% vào những ngày có gió Tây khô nóng 45%; đồng thời có lúc độẩm lên cao tới 90%.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1730-1980 mm, tuy nhiên có năm lượng mưa đạt 2560 mm hoặc chỉ thấp 870 mm. Mưa chia làm hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả

năm, còn lại từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 15%. Trung bình hàng năm có 140 ngày mưa. Tính biến động liên tục về mưa đă dẫn tới rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước cũng như trong việc tổ chức sản xuất, sinh hoạt và gây trở ngại cho việc thoát nước trong thành phố.

c, Nguồn nước:

- Nguồn nước mặt: Thành phố Thanh Hóa nằm trong lưu vực hai con sông là sông Mă và sông Chu. Khu vực đô thị Thành phố Thanh Hóa có các sông: Thọ Hạc, Kênh Vinh và sông nhà Lê chảy theo các hướng từ Tây Bắc,Tây Nam xuống Đông Nam. Sông Mă có trữ lượng khá lớn, hàng năm đổ ra biển khoảng 17 tỷ m3 nước và có khả năng để phát triển thủy điện. Đoạn sông Mă chảy qua thành phố chịu ảnh hưởng của nhật triều. Tuy nhiên, độ lớn thủy triều tại sông Mă chỉđạt từ 0,3 - 0,5m; tại sông xă Quảng Châu 0,3- 0,4m và các kênh mương khác đạt 0,2- 0,3 m.

Các con sông của thành phố phần lớn đều bị ô nhiễm như sông Hạc, sông nhà Lê. Hàm lượng phần lớn của chất nguyên sinh hữu cơ thấp; độ khoáng hóa, độ

kiềm, độ cứng của nước đều thấp.

Ngoài nguồn nước mặt là các con sông, Thành phố Thanh Hóa còn có hệ

thống ao hồ cũng có khả năng cung cấp nước tại chỗ và điều tiết nguồn nước thải của Thành phố như Hồ Thành , hồĐồng Chiệc…

- Nguồn nước ngầm:

Kết quả đánh giá của Cục Khảo sát địa chất Việt Nam cho thấy tầng ngầm với trữ lượng khá lớn ở khu vực Hàm Rồng cách thành phố 5 km về phía Tây Bắc, tầng nước ngầm sâu 30m trong giới hạn có đá gốc và dự kiến có công suất khai thác

ổn định khoảng 6000 m3/ ngày đêm.

Số liệu hiện có cho thấy thành phố Thanh Hóa không có tầng bồi tích ngậm nước với trữ lượng lớn.

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội a, Điều kiện đất đai và sử dụng đất đai

Năm 2011 diện tích đất tự nhiên thành phố Thanh Hóa 5.790,62 ha, tới năm 2012 diện tích thành phố được mở rộng lên 14.665,70 ha theo Nghị quyết số

05/NQ-CP của Chính phủ vềđiều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa. Theo đó điều chỉnh mở rộng lấy thêm diện tích của sáu xã thuộc huyện Hoằng Hóa; 3 xã thuộc huyện Thiệu Hóa; 5 xã thuộc huyện Đông Sơn; 5 xã của huyện Quảng Xương về thành phố Thanh Hóa.

Sau khi điều chỉnh, diện tích tự nhiên của thành phố Thanh Hóa được mở rộng lên 14.666,83ha với 37 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 14 phường và 23 xã; trong đó diện tích đất được đưa vào sử dụng năm 2012 là 14.243,02 ha; tăng 8.876,21 ha so với năm 2011; năm 2013 diện tích đất tự nhiên là 14.665,70 ha; giảm 1,13 ha so với năm 2012 do sai lệch đo địa giới hành chính. Trong năm 2013 diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,68% đất tự nhiên, tăng 28,97 ha so với năm 2012; diện tích đất phi nông nghiệp tăng 98,72 ha so với năm 2012 và diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống đáng kể 128,84 ha, phần lớn diện tích đất chưa sử dụng là diện tích núi đá.

Bảng 3.1: Cơ cấu đất đai thành phố Thanh Hóa những năm gần đây

Mục đích sử dụng đất

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh tăng (+)giảm(-) Tổng số (ha) cấu (%) Tổng số (ha) cấu (%) Tổng số (ha) cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Diện tích tự nhiên 5790,6 2 100,0 0 14666,8 3 100,0 0 14665,7 0 100,0 0 8876,21 -1,13 - Đất NN 2145,3 7 37,05 7256,89 49,48 7285,86 49,68 5111,52 28,97 - Đất PNN 3552,9 2 61,36 6986,13 47,63 7084,85 48,31 3433,21 98,72 - Đất CSD 92,33 1,59 423,81 2,89 294,97 2,01 331,48 -128,84

Nguồn: UBND thành phố Thanh Hóa 3.1.1.3. Đặc điểm dân số và lao động

* Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số

Theo số liệu thống kê năm 2012 tổng dân số 406,55 nghìn người, tăng 195,35 nghìn người só với năm 2011, năm 2013 dân số thành phố 407,67 nghìn người, tăng 1,12 nghìn người so với năm 2012, trong đó dân số nam 197,03 nghìn người, chiếm 48,33%; dân số nữ là 210,64 nghìn người, chiếm tỷ lệ 51,67%.

* Chất lượng dân số và lao động

Thành phố Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, thể hiện ở con số

61,40 % dân số trong độ tuổi lao động. Trình độ dân trí của thành phố Thanh Hoá tương đối cao, hầu hết dân trong thành phố được phổ cập PTCS (cấp II). Đặc biệt dân số có trình độ học vấn từ tốt nghiệp PTTH (cấp III) trở lên của thành phố Thanh Hoá nói riêng hay của tỉnh Thanh Hóa nói chung đều cao hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước.

* Nguồn lao động:

Năm 2011 dân số trong độ tuổi lao động có 126,85 nghìn người, năm 2012 có 248,56 nghìn người do mở rộng địa giưới hành chính, tới năm 2013 số lao động tăng lên 250,31 nghìn, chiếm 61,40% dân số toàn thành phố. Số lao động đang làm

việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 165,56 nghìn người, trong đó: - Lao động khối nông nghiệp: 125,03 nghìn người, chiếm 37,84%; - Lao động công nghiệp - XD: 105,70 nghìn người, chiếm 31,99%; - Lao động khối dịch vụ: 99,69 nghìn người, chiếm 30,17%.

* Chất lượng lao động

Lao động của thành phố Thanh Hóa là lao động trẻ, dân số trong độ tuổi lao

động trong những năm gần đây đều chiếm trên 60%. Trong đó cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có xu hướng giảm dần cơ cấu lao động nông nghiệp, lao

động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng.

Số lao động có trình độ KHKT năm 2013 là 76.341 người, chiếm 62,01% tổng số lao động trong độ tuổi tăng 9,62% so với năm 2012. Có thể nói tỷ lệ lao

động được đào tạo của thành phố Thanh Hoá là khá cao so với mức trung bình của toàn tỉnh Thanh Hoá và tập trung chủ yếu ở khu vực quản lư nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và doanh nghiệp.

Bảng 3.2: Quy mô dân số và lao động thành phố Thanh Hoá ST T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh tăng giảm 2012/ 2013 / 2011 2012 I. Dân số, lao động 1 Tổng dân số Ng. Người 211,2 406,5 5 407,6 7 195,3 5 1,12

- Dân số nam Ng. Người 102 196,57 197,03 94,57 0,46

- Dân số nữ Ng. Người 109,2 209,98 210,64 100,78 0,66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)