Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 55)

- Công nghiệp và xây dựng % 30,79 30,84 31,99 0,05 1,

3.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Căn cứ vào điều kiện phát triển KT-XH, cũng như điều kiện phát triển của KCN. Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, KCN được hình thành trên diện tích đất phường Quảng Hưng ở phía Tây Thành phố Thanh Hóa, là phường trước khi xuất hiện KCN có thu nhập chính từ nông nghiệp, cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. Từ khi được sáp nhập về địa bàn thành phố có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế. KCN Lễ Môn được thành lập và làm nhiều hộ nông dân mất đất phải di cư

những thay đổi lớn, mặc dù UBND Thành phố Thanh Hóa đã có những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc xung quanh phát triển KCN, song các vấn đề đó chưa được giải quyết triệt để, trong đó vấn đề “sinh kế” của người dân là một trong những nội dung quan trọng.

Mặt khác khi có KCN thì tình hình kinh tế - xã hội của vùng có những biến

động, có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nhưng đồng thời yêu cầu người lao động phải có trình độ chuyên môn và tính cạnh tranh cao hơn trước, thu nhập của lao động có việc làm tăng hơn trước, ngược lại cũng có nhiều hộ nông dân mức sống thấp hơn so với trước khi KCN được hình thành...

Chính vì vậy, tôi quyết định chọn địa điểm nghiên cứu cho đề tài tại phường Quảng Hưng là điểm khu công nghiệp Lễ Môn đóng trên địa bàn. Trên cơ sở nghiên cứu tại các địa bàn trên sẽ giúp đưa ra giải pháp cũng như kinh nghiệm chỉ đạo giải quyết vấn đềđời sống, việc làm và thu nhập cho người dân ven KCN tại các nơi khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)