Điều kiện kinh tế của hộ trước khi có khu công nghiệp Lễ Môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 101)

- Tự sản xuất hoàn toàn lương thực Tự sản xuất một phần lương thực

4.3.1. Điều kiện kinh tế của hộ trước khi có khu công nghiệp Lễ Môn

Trước đây, các hộ có thu nhập cao đã là những hộ làm nông nghiệp và hộ

còn có những lao động strong các ngành nghề phi nông nghiệp, góp phần giúp cho

điều kiện kinh tế của hộ được cải thiện hơn so với các hộ thuần nông. Vậy là trước

đây các hộ dân này cũng đã nhận thức được rằng để có một cuộc sống cải thiện hơn so với các hộ khác tại địa phương thì ngoài làm nông nghiệp hộ còn phải năng động trong các ngành nghề khác. Chính vì lý do đó mà giờ đây, sau khi mất đất nông

nghiệp, người dân không còn tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế thì các hộ vẫn có một sự nhanh nhạy nhất định, chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng phi nông nghiệp.

Nhìn vào bảng 4.14 ta thấy, nhóm hộ có thu nhập khá có lao động tập trung phần lớn là lao động làm thuê và kinh doanh dịch vụ, và có 4,11% trong tổng số lao

động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp khác, trong khi đó nhóm hộ trung bình chỉ có 3,76%, nhóm hộ nghèo 0,11%. Ta biết rằng khi khu công nghiệp Lễ

Môn chưa được hình thành chiến lược sinh kế của các hộ dân tại điạ phương phần lớn đều chọn phát triển dựa trên ngành nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm gốc với chiến lược sinh kế của hộ là nông nghiệp, nông nghiệp - dịch vụ. Tuy điều kiện kinh tế của địa phương có phần khởi sắc sau khi khu công nghiệp hình thành và phát triển nhưng đa số người dân đều cho rằng mình có cuộc sống khó khăn hơn. Trước khi KCN hình thành, cuộc sống của các hộ gắn liền với cây lúa, cây hoa màu, chăn nuôi nhỏ lẻ. Đối với cuộc sống của người dân thuần túy, nhẹ nhàng với ruộng vườn, vậy nên khi có sự thay đổi lớn, khi họ chênh vênh khi mất đi nguồn lực quý giá đất

đai của hộ, lao động gia đình rơi vào tình huống thất nghiệp tạm thời là một cú sốc lớn đối với những người nông dân thuần túy.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế trước khi có khu công nghiệp đến nghề nghiệp lao động ĐVT:% Chỉ tiêu Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ nghèo 1. LĐ Nông nghiệp 27,40 - 48,25 2. LĐ làm thuê (không có hợp đồng lao động) 43,84 82,71 51,64 3. Công nhân 6,85 7,52 - 4. KD-DV 17,81 6,02 - 5. Phi NN khác 4,11 3,76 0,11 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ 2013 Với nhóm hộ nghèo phần lớn các chủ hộ đều cao tuổi, sức khỏe yếu, họ

mảnh vườn còn lại của mình, nhóm hộ này 100% đều thuộc nhóm 2, nhóm chỉ bị

mất đất nông nghiệp, cộng thêm vào đó là quá trình tách hộ cho con cái ra ở riêng nên số lao động tập trung trong ngành nông nghiệp chiếm tới 48,25%, lao động làm thuê chiếm 51,64%, số lao động trong ngành phi nông nghiệp khác chỉ chiếm 0,11%. So sánh thu nhập từ trước khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất thì trước

đây, hộ có thể tự chủ động được nguồn lương thực của mình, tuy một tháng trung bình mỗi hộ tính ra chỉ có nguồn thu 1,1 triệu đồng ... Nhưng hiện nay tuy thu nhập của người dân có phần tăng lên nhưng vẫn còn tới 34,29% người lao động cho biết rằng khả năng kiếm sống của họ khó khăn hơn..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)