Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân ven khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 31)

2.1.4.1. Điều kiện kinh tế của hộ trước khi có khu công nghiệp

Một gia đình muốn có cuộc sống được đảm bảo thì yếu tố đầu tiên được nhắc đến đó là điều kiện kinh tế. Nếu có điều kiện kinh tế, tức là nguồn lực tài chính của hộ được đảm bảo và từđó mới có điều kiện nâng cao nguồn lực vật chất của hộ mình. KCN được hình thành trên những phần đất sản xuất nông nghiệp là chính, vì vậy khi KCN hình thành ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh kế của người dân ven khu, cụ thể là ảnh hưởng tới đời sống kinh tế hộ. Trước đây chiến lược sinh kế của hộ là Nông nghiệp, nông nghiệp – dịch vụ thì nay đã dần chuyển sang Nông nghiệp – dịch vụ, công nghiệp. Phần thu nhập từ nông nghiệp phần lớn không còn nữa, thay thế vào đó là nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác như: chợ búa, làm thuê,…

Từ khi KCN hình thành kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, tạo công ăn việc làm cho đại bộ phận lao

động nông thôn giúp người dân có phần thu nhập ổn định, nhưng bên cạnh đó một bộ phận người dân trong độ tuổi lao động vẫn không thể tìm được việc làm, làm

ảnh hưởng lớn tới thu nhập cho gia đình. Đời sống kinh tế bị thay đổi khiến nhiều hộ nông dân lao đao không có điểm tựa, phần đất nông nghiệp, nguồn thu duy nhất của gia đình bị thu hồi, không tìm kiếm được việc làm buộc người lao động phải di cưđi nơi khác làm ăn kiếm sống, đời sống nhân dân bịảnh hưởng trầm trọng trong khi các cấp chính quyền bỏ ngỏ vấn đề này.

2.1.4.2. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động

Giáo dục là yếu tố quan trọng quyết định thu nhập của người lao động trong nền kinh tế thị trường. Những nghiên cứu ở nước ta và các nước cho thấy những người có trình độ cao hơn, nhìn chung, sẽ có tiền lương và tiền công cao

hơn. Một nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành thực hiện năm 2006, sử dụng số liệu từ cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam (VLSS) năm 2002, cho thấy việc qui

định tăng thêm một năm học phổ thông làm tăng tiền lương của người lao

động đã tốt nghiệp trung học phổ thông thêm 11,43%. Trong khi đó, Moock và cộng sự (2003), sử dụng số liệu của VLSS 1993, ước lượng suất sinh lợi của một năm đi học tăng thêm là gần 5%. Suất sinh lợi này là tương đối thấp do nền kinh tế vừa mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và tiền công, tiền lương của người lao động chưa thật sự phản ánh giá trị thực của lao động. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm ước lượng lại suất sinh lợi của việc học, sử dụng số liệu từ VLSS mới nhất (2008) cho đến thời điểm này, từđó, cung cấp thêm bằng chứng thuyết phục về

lợi ích của giáo dục đối với người học trong nền kinh tế thị trường.

Từđó thấy được người lao động trong các KCN cũng phải có một trình độ

chuyên môn, kinh nghiệm, học vấn nhất định mới đạt tiêu chuẩn vào làm việc tại KCN. Trình độ của lao động sẽ quyết định mức lương trong tháng người lao động

đó nhận được. Những người dân trong độ tuổi lao động nhưng không đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy, xí nghiệp sẽ không được nhận vào làm việc hoặc bị loại thải sau thời gian làm việc ngắn tại KCN, không có công việc ổn định ảnh hưởng lớn tới thu nhập của cá nhân và gia đình người lao động trong khi đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp.

2.1.4.3. Cách sử dụng tiền đền bù

Khi khu công nghiệp hình thành, người dân mất đất nông nghiệp, nguồn lực tự nhiên giảm xuống nhưng bù đắp vào đó là nguồn lực tài chính của hộ được tăng lên nhờ vào các khoản tiền đền bù, hỗ trợ. Sinh kế của người dân có bền vững hay không? giờđây phụ thuộc vào cách sử dụng khoản tiền đền bù này. Nguồn vốn tài chính nếu được sử dụng hợp lý nó sẽ trở thành công cụ giúp người nông hộ cải thiện ngày một tốt hơn điều kiện sống của hộ mình, giúp sinh kế hộ trong tương lai bền vững hơn. Ngược lại, nếu hộ sử dụng khoản tiền trên vào mục đích không sinh lợi nhuận như xây sửa nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt,... quá nhiều và không có tích lũy tài chính và đầu tư cho tương lai như việc đầu tư cho con cái học tập thì một tương lai sinh kế không bền vững nông hộ sẽ nắm chắc trong tay.

2.1.4.4. Chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp

Khi mất đất nông nghiệp, lao động thất nghiệp tăng cao. Các doanh nghiệp

đóng trên địa bàn khu công nghiệp có doanh nghiệp cần tới hàng ngàn công nhân

để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, thì trong quá trình tuyển dụng nếu doanh nghiệp có một sự quan tâm tới lao động địa phương bị mất đất, tạo cơ hội cho những lao động này có việc làm tại doanh nghiệp, hành động đó tuy với các doanh nghiệp có thể nó không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của họ nhưng với các hộ dân đó là một sự thay đổi lớn trong chiến lược sinh kế của mỉnh. Người lao

động được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp sẽ có thu nhập hằng tháng ổn

định, không phải đi làm những công việc tạm bợ như làm thuê, chợ búa, buôn bán.

2.1.4.5. Vai trò của chính quyền địa phương và các chính sách liên quan

Người dân bị mất đất nông nghiệp dẫn tới mất việc làm, điều đó khiến cuộc sống của người dân rơi vào khủng hoảng. Trước tình hình đó, người dân có một mong muốn đó là các cấp chính quyền có sự quan tâm tới sinh kế của người dân. Vai trò của địa phương trong vấn đề ổn định sinh kế của hộ dân mất đất rất quan trọng, chính quyền có vai trò định hướng, ban hành các chính sách hỗ trợ, ổn định

đời sống cho hộ dân. Các cấp chính quyền cần phải có những chính sách thỏa đáng về cơ chếđền bù giá đất thu hồi, các hỗ trợ về tái định cư và hỗ trợ chuyển đổi việc làm. Làm bàn đạp, tiền đề cho sự ổn định sinh kế của người dân mất đất, tránh tình trạng bỏ bẵng, không quan tâm tới cuộc sống của người dân, khiến người dân rơi vào khủng hoảng, cuộc sống khó khăn, trì trệ sẽ khiến một bộ phận người lao động rơi vào sự cám giỗ của các tệ nạn xã hội, làm mất trật tự an ninh tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)