Nội dung nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 26)

2.1.3.1. Bối cảnh sản xuất kinh doanh của người dân

Người nông dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, trước khi hình thành KCN với diện tích đất nông nghiệp hiện có hộ sản xuất những loại cây trồng, con nuôi phù hợp nhằm đảm bảo cuộc sống cho chính gia đình và phần dư thừa có thể mang đi bán. Bên cạnh đó, một lực lượng lao động dư thừa từ gia đình có thểđi làm những công việc khác như đi làm thuê, mở quán bán hàng, làm cho các cơ quan chính trị,….. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh với nhiều khó khăn như hiện nay việc duy trì cuộc sống của người dân lại càng thêm phần khó khăn với sự tác động của suy thoái kinh tế, tình trạng lao động dư thừa,… kết hợp với sự thu hồi đất của việc hình thành KCN làm người dân dễ bị tổn thương hơn. Người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc, xu hướng gồm tất cả các xu hướng kinh tế - xă hội, môi trường và sự dao động.

Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ dàng kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu. Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là một thực tế

cho rất nhiều hộ dân. Điều này chủ yếu là do không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác động xấu.

2.1.3.2. Nguồn lực sinh kế của người dân

Vốn con người liên quan đến khối lượng và chất lượng của lực lượng lao

động hiện có trong gia đình đó. Khả năng về lao động rất đa dạng, tùy thuộc vào quy mô hộ, cấu trúc nhân khẩu và số lượng người không thuộc diện lao động, giới tính và các thành viên, giáo dục, kỹ năng và tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình, tiềm năng lănh đạo. Vì vậy, vốn con người là một yếu tố trọng yếu, quyết định khả năng của một cá nhân, một gia đình sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác. Vốn con người được thể hiện qua các chỉ số.

- Số lượng và cơ cấu nhân khẩu của một hộ, gồm tỷ lệ giữa người trong

độ tuổi lao động và người không thuộc diện lao động, giới tính.

- Kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kiến thức truyền thống,.…

- Sức khỏe tâm lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống tâm linh và tình cảm của các thành viên trong gia đình.

- Khả năng lănh đạo và các kỹ năng trong lao động và sinh hoạt.

- Quỹ thời gian của mọi người và khả năng sử dụng thời gian một cách có hiệu quả.

- Hình thức phân công lao động cho các thành viên trong gia đình. *Vốn xă hội:

Vốn xă hội của con người bao gồm khả năng tham gia trong các tổ chức, các nhóm chính thức cũng như các mối quan hệ và mạng lưới phi chính thức mà họ xây dựng lên có cùng chung sở thích và khả năng để mọi người cùng nhau cộng tác. Thành viên của các tổ chức chính thức (các tổ chức đoàn thể, hợp tác xă, các nhóm tín dụng tiết kiệm) thông thường phải tuân thủ những quy định và luật lệ đă được chấp nhận. Những quan hệ tin cẩn, thúc đẩy hợp tác có thể mang lại sự giúp đỡ cho con người qua việc tạo ra những mạng lưới an toàn phi chính thức (hỗ trợ của mọi người trong những giai đoạn gặp khó khăn) và giảm chi phí (qua các hoạt động cùng nhau tiếp thị). Vốn xă hội của hộ gia đình được thể hiện qua các chỉ số:

- Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng, hội đồng niên (được lập lên do có chung mối quan hệ hoặc cùng chung sở thích),....

nhóm tiết kiệm, tín dụng (các hợp tác xă, các hiệp hội…).

- Các luật lệ, qui định, quy ước và hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan hệ

qua lại trong cộng đồng.

- Tính ngưỡng, các sự kiện, lễ hội, niềm tin xuất phát từ tôn giáo, truyền thống. - Những cơ hội tiếp cận thông tin như các cuộc họp thôn, xóm, câu lạc bộ

thanh niên, phụ nữ,.…

- Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến các công việc của địa phương (tham gia vào các cơ quan, tổ chức ở địa phương rộng mở cho tất cả các thành viên trong cộng đồng).

- Cơ chế hoà giải mâu thuẩn trong địa phương. * Vốn tự nhiên:

Là những yếu tốđược sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên bao gồm:

- Các tài sản và dòng sản phẩm (khối lượng sản phẩm từđất, rừng và chăn nuôi); (b) Các dịch vụ về môi trường (giá trị bảo vệ chống băo và chống xói mòn của rừng…). Những yếu tốđược sử dụng này cũng có thể cho cả hai loại lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Nguồn vốn tự nhiên của hộđược thể hiện ở các chỉ số:

- Các nguồn tài sản chung như các khu đất bảo tồn của xă và các khu rừng cộng đồng:

- Các loại đất của hộ gia đình: đất ở, đất trồng cây mùa vụ, đất lâm nghiệp,

đất vườn,.…

- Nguồn cung cấp thức ăn và nguyên liệu từ tự nhiên nguồn do con người sản xuất ra.

- Đa dạng sinh học, các nguồn gen thực vật và động vật từ việc nuôi, trồng của hộ, và từ tự nhiên.

- Các khu vực chăn thả và các nguồn cây thức ăn gia súc cho sản xuất chăn nuôi. - Các nguồn nước và việc cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản,.…

- Các nguồn đất trồng bao gồm cả các chất hữu cơ và chu kỳ dinh dưỡng. - Các yếu tố vềđiều kiện tự nhiên: khí hậu và những may rủi về thời tiết. - Giá trị cảnh quan cho việc quản lư, khai thác các nguồn tài nguyên và giải trí.

+ Các nguồn giống cây, con từ tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng. * Vốn tài chính:

Vốn tài chính được định nghĩa là các nguồn tài chính mà con người dùng để đạt được mục tiêu của mình. Những nguồn này bao gồm nguồn dự trữ

tài chính và dòng tài chính.

Dự trữ tài chính (vốn sẵn có): tiết kiệm là vốn tài chính được ưa thích vì nó không bị ràng buộc về tính pháp lư và không có sự bảo đảm về tài sản. Chúng có thể có nhiều hình thức: tiền mặt, tín dụng ngân hàng, hoặc tài sản thanh khoản khác, vật nuôi, đồ trang sức,… Nguồn lực tài chính có thể tồn tại dưới dạng các tổ

chức cung cấp tín dụng

Dòng tiền tài chính (dòng tiền đều): ngoại trừ thu nhập hầu hết loại này là tiền trợ cấp hoặc sự chuyển giao. Để có sự tạo lập rõ ràng vốn tài chính từ những dòng tiền này phải xác thực (sự đáng tin cậy hoàn toàn không bao giờđược đảm bảo có sự khác nhau giữa việc trả nợ một lần với sự chuyển giao thường xuyên vào kế hoạch đầu tư).

Vốn tài chính của hộđược thể hiện dưới các chỉ số:

- Thu nhập tiền mặt thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau như bán sản phẩm, việc làm và tiền của thân nhân gửi về.

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính về tín dụng và tiết kiệm từ các nguồn chính thức (như ngân hàng) và các nguồn phi chính thức (chủ nợ, họ hàng).

- Tiết kiệm (bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay các dự án tiết kiệm) và những dạng tiết kiệm khác như gia súc, vàng, đất đai, công cụ sản xuất.

- Khả năng tiếp cận thị trường và các hệ thống tiếp thị sản phẩm của hộ

gia đình qua các loại hình và địa điểm khác nhau.

- Những chi trả phúc lợi xă hội (như lương hưu, một số miễn trừ chi phí) và một số dạng trợ cấp của nhà nước.

* Vốn vật chất:

Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và dịch vụ xă hội cơ bản cũng như các tài sản và công cụ sản xuất của hộ gia đình.

- Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng gồm đường giao thông, cầu cống, công trình thủy lợi, các hệ thống cấp nước sinh hoạt và về sinh, các mạng lưới cung cấp năng lượng, nơi làm việc của chính quyền xă và nơi tổ chức các cuộc họp của thôn bản.

- Nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, vệ sinh. - Các tài sản gia đình như nội thất, dụng cụ nấu nướng.

- Các công cụ sản xuất như dụng cụ, trang thiết bị và máy móc chế biến. - Các hệ thống vận tải công cộng và các phương tiện giao thông của gia

đình như: ô tô, xe máy, xe ba gác,.…

- Cơ sở hạ tầng về truyền thông và thiết bị truyền thông của gia đình nhưđài, ti vi, điện thoại,.…

2.1.3.3. Chiến lược sinh kế của người dân

Chiến lược sinh kế bao gồm những lựa chọn và quyết định của người dân về những việc như:

-Họđầu tư và nguồn vốn và sự kết hợp tài sản sinh kế nào? -Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ theo đuổi?

-Cách thức mà họ quản lý như thế nào để bảo tồn các tài sản sinh kế và thu nhập? -Cách thức họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ

năng cần thiết để kiếm sống?

- Họ đối phó như thế nào với những rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau?

- Họ sử dụng thời gian và công sức lao động làm họ có như thế nào để

làm được những điều trên?

2.1.3.4. Kết quả sinh kế của người dân

- Hưng thịnh hơn: thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những côngviệc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền thu được của hộ gia đình gia tăng.

- Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hoá phi vật chất khác. Sựđánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ

như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, sự an toàn của đời sống vật chất.

- Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa qua trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp lễ môn, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)