- Tự sản xuất hoàn toàn lương thực Tự sản xuất một phần lương thực
4.4 Giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân ở ven khu công nghiệp Lễ Môn
nghiệp Lễ Môn
Khi khu công nghiệp được hình thành với nhiều ảnh hưởng tích cưc cũng như
tiêu cực tới đời sống người dân ven khu công nghiệp Lễ Môn, những hộ dân bị mất
đất bước vào thời kỳ khủng hoảng dài phải đương đàu với một tương lai sinh kế
không bền vững. Theo điều tra và phân tích ở trên ta nhận thấy cuộc sống của các hộ dân mất đất phần lớn đang phải đối đầu với hiện thực họ đang có một sinh kế
không bền vững. Vì vậy, để có một sinh kế bền vững cho các hộ dân ven khu công nghiệp cần có những giải pháp cụ thể như sau:
- Công tác thông tin tuyên truyền và giáo dục: Cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến người dân có đất trong khu vực bị thu hồi để người dân có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch chuyển hướng sinh kế sau khi bị thu hồi đất. Nhà nước nên định hướng sớm cho người dân trong việc đào tạo con người để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ngay từ khi quy hoạch KCN. Mặt khác tuyên truyền, động viên khích lệ người dân tự nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn của lực lượng lao động trong tuổi cũng như lớp lao động kế cận.
Để cho dân hiểu, Nhà nước cần công khai hóa chủ trương, chính sách của
đảng và Nhà nước về phát triển khu công nghiệp; linh hoạt vận dụng, điều chỉnh bảng giá đất, nhà ở, cây trồng trên đất trên cơ sở giá chuyển nhượng phổ biến trên thị trường và chi phí thực tế xây dựng công trình được người dân chấp thuận.
- Nâng cao trình độ của nông hộ: Chất lượng lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, phần lớn người lao động có trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật rất thấp trong khi tuổi của chủ hộ tương đối cao, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược sinh kế của hộ. Chính vì vậy, việc đầu tiên cần làm là nâng cao trình độ của hộ, giúp hộ thay đổi cách tư duy, cách nghĩ cho phù hợp với thời cuộc và thực tế đang diễn ra tại địa phương và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nông hộ.
- Có chính sách thỏa đáng về đền bù, hộ trợ cho hộ dân mất đất: Tăng cường các nguồn thu nhập của hộ thông qua phát triển ngành nghề, đa dạng hoá ngành nghề. Bên cạnh chính sách của Nhà nước quy định rõ ràng hơn về yêu cầu các nhà đầu tư các doanh nghiệp trong KCN khi thu hồi đất phải có trách nhiệm tuyển dụng lao động địa phương, nâng cao độ tuổi tuyển dụng lao động và bảo đảm tốt hơn các quyền lợi của người lao động.
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và học hỏi kinh nghiệm: Tổ chức cho nông hộ đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm từ những mô hình làm kinh tế
giỏi; mở rộng ứng dụng các mô hình sản xuất có hiệu quả: trên cơ sở các mô hình trình diễn tổ chức cho cán bộ lãnh đạo như: các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng; mô hình phát triển chăn nuôi tập trung ngoài khu vực dân cư; mô hình trồng rau an toàn, hoa cao cấp đạt hiệu quả kinh tế cao; mô hình phát triển sản xuất cây vụ đông, các làng nghề và dịch vụđang phát triển,...)
- Tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm, thăm quan trong phát triển kinh tế hộ giữa những nông dân của địa phương với nông dân những vùng đã bị thu hồi đất.
để nông hộ có cơ hội thấy được cả những hộ giầu lên và cả những hộ nghèo đi sau khi bị thu hồi đất và đã sử dụng hết tiền đền bù…. Từđó hộ sẽ có định hướng đúng đắn trong sử dụng các nguồn lực của mình vào phát triển kinh tế gia đình.
- Tãng cường đổi mới công tác đào tạo hướng nghiệp nhằm chuẩn bị cho thế
hệ trẻ và người lao động nông nghiệp tham gia vào thị trường lao động hoặc sau khi học xong có thể tự mở cơ sởđể sản xuất kinh doanh, trước hết là thị trường lao
động công nghiệp. Triển khai các lớp tập huấn chuẩn bị kỹ nãng cơ bản cho người lao động vùng bị thu hồi đất để nâng cao tỷ lệ trúng tuyển vào các doanh nghiệp
trong KCN Chú trọng đào tạo cả về nghề nghiệp chuyên môn và ý thức lao động công nghiệp cho người lao động.
Đối với các lao động lớn tuổi (trên 35 tuổi) và những lao động trẻ nhưng không có trình độ, hộ cần tìm kiếm các ngành nghề phù hợp để đầu tư phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho những lao động này, như: phát triển chãn nuôi, trồng cây cảnh, dịch vụ vận tải, xây dựng nhà trọ cho công nhân, đầu tư kinh doanh dịch vụ tạp hoá, ãn uống,…
Các hộ nên kết hợp góp vốn kinh doanh như mô hình hợp tác xã nếu lĩnh vực đầu tư cần nhiều vốn.
Nếu hộ chưa tìm được nghề nghiệp để chuyển đổi thì nên gửi tiền vào ngân hàng hoặc cho người khác vay để đợi cơ hội. Tránh tình trạng sử dụng không
đúng mục đích, đến khi cần đầu tư thì số tiền đền bù không còn hoặc còn không đủ đầu tư.
Hộ cần tìm hướng cho phát triển kinh tế phù hợp với nguồn lực của hộ, với những gợi ý trên nếu hộ làm tốt sẽ giúp hộ sử dụng tốt khoản tiền đền bù cho chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao thu nhập cho hộ sau mất đất.
- Đầu tư phát triển trồng trọt trên diện tích đất vườn còn lại theo hướng sản xuất hàng hoá, tãng hệ số sử dụng đất, và tập trung vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Đầu tư phát triển mạnh mẽ chãn nuôi con nuôi suất chất lượng, hiệu quả cao.
- Củng cố và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, có chính sách khuyến khích để nâng cao hoạt động dịch vụ của Ban quản lý HTX, thành lập các HTX chuyên ngành. Từđó khuyến khích hộ tích cực đầu tư.
Bên cạnh đó cần tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo ra một cao trào đầu tư phát triển kinh tế từ quỹ tiền đền bù của nông hộ
góp phần thay đổi nhận thức của hộ, sự nhận thức đúng đắn của hộ về xu thế phát triển của địa phương, về mục đích ý nghĩa của tiền đền bù, về cơ hội và nguy cơ mà hộ phải đối mặt sẽ giúp hộ có định hướng đúng đắn trong việc sử dụng các nguồn lực sinh kế.