Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến chất lượng chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học và liều lượng bón phân hữu cơ sinh học quế lâm đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè PH1 (Trang 75)

- Tỉ lệ búp mù xoè (%)

K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến chất lượng chè

lượng chè

Chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chính chất lượng nguyên liệu và quy trình chế biến. Đánh giá chất lượng nguyên liệu người ta thường dùng các phương pháp hoá học.

Thành phần hoá học của chè nguyên liệu cũng như chè thành phẩm và các mặt hàng chè rất đa dạng và phức tạp bao gồm nhiều hợp phần như các hợp chất polyphênon, catechin, các sản phẩm oxi hoá. Ngoài ra còn có các chất đường, đạm, vitamin, axitamin, axit hữu cơ, cafein, tinh dầu, sắc tố, các nguyên tố vi lượng…Song để đánh giá chất lượng chè đầu tiên phải chú ý tới hàm lượng các chất hoà tan trong chè, chúng chiếm từ 40 - 45% trọng lượng khô của nguyên liệu, từ 32 - 40% ở chè bán thành phẩm, nó bao gồm hầu hết các chất có giá trị trong chè.

Hợp chất tanin trong chè cũng chiếm một vị trí khá quan trọng. Chúng có hàm lượng lớn trong toàn bộ các chất hoà tan, chiếm từ 28 – 36% khối lượng khô tuyệt đối ở chè Trung Du, 31 – 38%. Vì vậy tìm hiểu ảnh hưởng của các công thức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 hái đến hàm lượng CHT và hàm lượng tanin cho phép nhìn nhận một cách khái quát về chất lượng chè, từđó đánh giá được công thức bón phân tốt nhất cho sản phẩm chất lượng cao.

Ngoài hai thành phần chính là tanin và chất hoà tan, trong chè còn có một số

thành phần hoá học khác có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng chè. Như nitơ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, trong cấu trúc của hệ thống men đều chứa nitơ.

Trong búp chè, protein có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành chất lượng vì nó là nguồn cung cấp các axitamin tự do. Các axitamin tự do trong quá trình chế

biến sẽ kết hợp với đường và catechin tạo thành các aldehit bay hơi góp phần tạo nên hương vị chè.

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH đến chất lượng chè thành phẩm thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến hàm lượng một số chất hóa học trong búp chè Chỉ tiêu Công thức Hàm lượng Tanin (%) Hàm lượng Chất hòa tan (%) Hàm lượng Axit amin (%) Hàm lượng Cafein (%) Hàm lượng Đường (%) CT 1 20,67 30,25 2,05 2,70 2,47 CT 2 20,83 31,02 2,10 2,20 2,47 CT 3 21,87 32,01 2,17 2,17 2,43 CT 4 21,12 31,05 2,05 2,25 2,31

Kết quả phân tích hàm lượng một số chất hóa học trong búp chè cho thấy: hàm lượng các chất ở các công thức bón phân không có sự biến động nhiều.

- Hàm lượng tanin: CT3 có hàm lượng tanin lớn nhất là 21,87% tăng hơn 105,8% so với đối chứng. Bón phân vô cơ kết hợp với 2,5 tấn phân HCSH như CT4 hàm lượng tanin cũng tăng đáng kể (CT4 là 21,12%).

- Về hàm lượng chất hoà tan: CT1 có hàm lượng CHT thấp nhất 30,25; công thức 3 có hàm lượng chất chất hoà tan cao nhất 32,01%. Điều đó chứng tỏ bón phân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 cân đối có bổ sung các chất vi lượng trong phân HCSH sẽ cho chất lượng nguyên liệu chế biến chè tốt hơn.

- Hàm lượng đường khửở các CT dao động trong khoảng 2,05-2,1%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học và liều lượng bón phân hữu cơ sinh học quế lâm đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè PH1 (Trang 75)