- Tỉ lệ búp mù xoè (%)
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến chiều cao cây và độ rộng tán
cây và độ rộng tán
Chiều cao cây và chiều rộng tán chè là rất khác nhau tùy từng giống chè,
điều kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác..., và do đặc điểm sinh trưởng của thân, cành chi phối. Trong giai đoạn chè kiến thiết cơ bản sự sinh trưởng của thân và cành giúp tạo nên bộ khung tán chè quyết định đến khả năng tạo hình cho nương chè, khi chuyển sang giai đoạn chè kinh doanh thì sự sinh trưởng của thân và cành chè hay chính là sự sinh trưởng về chiều cao cây và chiều rộng tán có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất nương chè.
Thân cành sinh trưởng cân đối, mức tăng trưởng chiều cao cây và chiều rộng tán vừa phải, hợp lý sẽ dẫn tới số lượng mầm phân hóa nhiều, khối lượng búp lớn, là cơ sở cho năng suất cao. Chiều cao cây và rộng tán chè sinh trưởng tốt còn biểu hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Kết quả theo dõi thể hiện tại bảng 3.1
Độ rộng tán: Độ rộng tán là một chỉ tiêu phản ánh năng suất của một nương chè, nó được tạo nên từ thân và cành chè.Với lượng cành chè thích hợp và cân đối trên tán chè sẽ cho sản lượng cao, nếu vượt qua giới hạn đó sản lượng chè không tăng mà phẩm chất búp còn giảm do còn nhiều búp mù xòe.
Phân bón có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vai trò của phân bón được thể hiện rõ nhất qua 2 chỉ tiêu sinh trưởng chính là chiều cao cây và độ rộng tán.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học
đến chiều cao cây và độ rộng tán Chỉ tiêu Công thức Cao cây(cm) Độ rộng tán(cm) 11/2013 8/2014 11/2013 8/2014 CT1(Đ/C) 86,6 130,3 87,7 112,0 CT2 90,7 148,0 90,5 127,2 CT3 88,1 138,2 88,5 119,2 CT4 87,2 136,7 89,2 118,5 CV% 5,5 4,1 5,8 4,1 LSD0,05 9,66 11,39 10,25 9,68
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến chiều cao cây và độ rộng tán cho thấy:
- Chiều cao cây trước khi bón phân không có sự sai khác giữa công thức thí nghiệm. Chiều cao cây của các CT dao động trong khoảng từ 86,6-90,7cm.
Chiều cao cây sau 10 tháng thí nghiệm có sự sai khác giữa các công thức bón phân. Bón phân hữu cơ sinh học Quế Lâm có chiều cao cây cao nhất đạt 148,0cm; công thức đối chứng chỉđạt 130,3 cm. So với đối chứng (phân bón vô cơ), bón phân hữu cơ sinh học có mức tăng trưởng chiều cao dao động 49,5 57,3cm.
Độ rộng tán chè trước khi bón phân không có sự sai khác giữa công thức thí nghiệm . Độ rộng tán của các công thức dao động trong khoảng từ 87,7-90,5cm.
Sau 10 tháng thí nghiệm, độ rộng tán khi kết thúc thí nghiệm có sự sai khác giữa các công thức bón phân. Bón phân hữu cơ sinh học Quế Lâm độ rộng tán cao nhất đạt 127,2cm. So với đối chứng (phân bón vô cơ) mức tăng trưởng độ rộng tán chỉ đạt 24,3 cm. Các công thức bón phân hữu cơ sinh học có mức tăng trưởng độ rộng tán
đạt 29,3- 36,7cm.
3.1.2 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến động thái tăng trưởng chiều dài búp