- Tỉ lệ búp mù xoè (%)
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.2 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến động thái t ăng trưởng chiều dài búp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Trong quá trình sinh trưởng búp cây chè sinh trưởng búp không liên tục, mà sinh trưởng thành các đợt sinh trưởng và ngừng sinh trưởng xen kẽ lẫn nhau. Các nhà khoa học Trung Quốc, Việt Nam khi nghiên cứu về sinh trưởng búp chè đều thống nhất rằng, hàng năm trong điều kiện tự nhiên cây chè có từ 3 đến 5 đợt sinh trưởng búp, trong điều kiện có đốn, hái búp thì số đợt sinh trưởng búp có thể tăng lên nhiều, tuỳ theo từng kỹ thuật hái.
Hàng năm, cây chè bắt đầu sinh trưởng búp vào mùa xuân, ra hoa, kết quả và kết thúc sinh trưởng búp vào mùa đông, khi nhiệt độ, lượng mưa giảm thấp. Tùy thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật tác động như bón phân, tưới nước, ... thời gian sinh trưởng búp khác nhau.
Sự sinh trưởng của búp chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác (nước, dinh dưỡng) và giống chè, trong đó điều kiện nhiệt độ,
ẩm độ và dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất. Tuy nhiên, trong cùng điều kiện canh tác thì yếu tố dinh dưỡng có tác động rõ rệt nhất đến tốc độ tăng trưởng búp.
Nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều dài búp của các công thức bón phân, thu được số liệu bảng 3.2:
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học
đến động thái tăng trưởng chiều dài búp
Đơn vị: cm Chỉ tiêu Công thức Số ngày sau bật (ngày) 5 10 15 20 25 30 35 CT1(Đ/C) 0,98 1,38 2,42 3,12 4,04 5,06 5,74 CT2 1,02 1,43 2,69 3,46 4,55 5,64 6,37 CT3 1,00 1,42 2,63 3,37 4,47 5,56 6,28 CT4 1,02 1,40 2,57 3,30 4,36 5,43 6,13
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Hình 3.1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến động thái tăng trưởng chiều dài búp
Qua bảng 3.2 và hình 1 ta thấy: mức tăng trưởng chiều dài búp của giống PH1 có sự diễn biến theo thời gian như sau: trong 15 ngày đầu CT2 có mức tăng trưởng đạt cao hơn cả, các CT1, CT3, CT4 còn lại có mức tăng trưởng khác nhau không rõ rệt. Động thái tăng trưởng búp chậm chỉ dao động trong khoảng 2,42- 2,69cm. Nguyên nhân, do ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp và hạn, cây chè sinh trưởng kém tốc độ tăng trưởng búp chậm.
Từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 35, CT1(đ/c) có mức tăng trưởng chậm nhất, 3 công thức CT1, CT3, CT4 đều có mức tăng trưởng mạnh nhưng giữa 2 công thức CT3, CT4 không có sự biến động khác nhau rõ rệt.
Như vậy CT2 (bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm) là công thức có mức tăng trưởng chiều dài búp trên giống PH1 có xu hướng cao hơn so với các công thức còn lại đạt 6,37cm sau 35 ngày theo dõi.
Như vậy với tác động của yếu tố phân bón đã làm cho khả năng hút dinh dưỡng của cây chè ở các công thức khác nhau dẫn đến động thái tăng trưởng búpcủa chè ở mỗi công thức là khác nhau, khi bón phân giúp cho cây chè thúc đẩy quá trình tổng hợp các chất hữu cơ nhất là tăng khả năng quang hợp cây chè sau khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 thời gian từ 10 -20 ngày sau bón mới cho thấy hiệu quả, không giống khi bón phân vô cơ thường cho tác dụng chỉ sau khi bón là 4- 5 ngày đã thể hiện rõ ràng và dễ
nhận thấy tác động của việc bón phân cho chè có đạt hiệu quả không nó thể hiện sau khi bón phân đuợc khoảng thời gian .
3.1.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến các yếu tốcấu thành năng suất và năng suất