- Tỉ lệ búp mù xoè (%)
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến động thái tăng trưởng chiều dài búp
tăng trưởng chiều dài búp
Trong quá trình sinh trưởng búp cây chè sinh trưởng búp không liên tục, mà sinh trưởng thành các đợt sinh trưởng và ngừng sinh trưởng xen kẽ lẫn nhau.
Sự sinh trưởng của búp chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác (nước, dinh dưỡng) và giống chè. Tuy nhiên, trong cùng điều kiện canh tác thì yếu tố dinh dưỡng có tác động rõ rệt nhất đến tốc độ tăng trưởng búp. Nghiên cứu tốc độ sinh trưởng búp của các công thức bón phân, thu được số
liệu bảng 3.13:
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm
đến động thái tăng trưởng chiều dài búp
Đơn vị: cm Chỉ tiêu Công thức Số ngày sau bật 5 10 15 20 25 30 35 CT1(Đ/C) 1,2 1,44 1,75 2,30 2,87 4,3 5,89 CT2 1,22 1,48 1,94 2,52 3,13 4,55 6,20 CT3 1,26 1,56 2,02 2,68 3,30 4,74 6,43 CT4 1,24 1,54 2,03 2,7 3,37 4,84 6,47
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
Hình 3.3: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón HCSH Quế Lâm đến động thái tăng trưởng chiều dài búp
Kết quả theo dõi cho thấy: Bón phân hữu cơđộng thái tăng trưởng búp cao hơn so với công thức đối chứng. Động thái tăng trưởng trung bình của búp ở CT1 có tốc độ sinh trưởng thấp nhất 5,89 cm. CT3,4 có động thái tăng trưởng búp cao nhất là 6,43 và 6,47 cm. Tiếp đó là đến công thức 2 có tốc độ sinh trưởng búp là 6,20 cm.
Tuy nhiên, ở mức bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 2 tấn và 2,5 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm động thái tăng trưởng búp có xu hướng cao hơn so với các công thức còn lại.
3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất