Ảnh hưởng các một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến khả năng chống chịu sâu bệnh chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học và liều lượng bón phân hữu cơ sinh học quế lâm đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè PH1 (Trang 56)

- Tỉ lệ búp mù xoè (%)

K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.6. Ảnh hưởng các một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến khả năng chống chịu sâu bệnh chè

chng chu sâu bnh chè

Chè là cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá non, những bộ phận này cũng là đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau trong đó đặc biệt nguy hiểm là sâu hại thuộc nhóm chích hút như: rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, ... Chúng phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 sinh phát triển trong những điều kiện khác nhau làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất và chất lượng chè thành phẩm.

Kết quảđiều tra theo dõi mật độ sâu bệnh hại chè thể hiện tại bảng 3.6

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học

đến mật độ sâu bệnh hại Chỉ tiêu Công Thức Rầy xanh (con/khay) Bọ cánh tơ (con/búp) Nhện đỏ(con/lá) CT1 5,56 10,50 9,60 CT2 5,15 9,40 8,40 CT3 5,30 9,60 8,70 CT4 5,21 10,29 9,00 CV% 4,1 4,1 4,5 LSD0,05 0,40 0,81 0,80

- Mật độ rầy xanh (con/khay)

Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) là một loại sâu hại búp chè quan trọng hiện nay, chúng có mặt ở hầu hết các vùng chè trên thế giới. Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa búp non theo đường gân chính và gân phụ của lá non gây nên những chấm nhỏ như kim châm, làm cho những mầm non, lá non cong queo lại và khô đi, việc vận chuyển nước và dinh dưỡng lên búp bị ngừng trệ, lá vàng, nếu gặp thời tiết khô nóng sẽ bị khô, phần còn lại cằn cỗi, lá bị nhẹ biến thành màu hồng tím. Vì vậy, rầy xanh là một trong những đối tượng gây hại chính làm giảm đáng kể

sản lượng và chất lượng búp chè.

Loại phân bón có ảnh hưởng khác nhau tới mật độ rầy xanh trung bình. Mật

độ rầy xanh ở các công thức dao động trong khoảng 5,15-5,56 con/khay.

So với đối chứng (bón phân vô cơ), thay thế 50% phân vô cơ theo quy trình 1,5 tấn phân HCSH Quế Lâm mật độ rầy xanh thấp hơn 5,15 con/khay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 và hữu cơ sinh học NPK 3-2-2 mật độ rầy xanh tương đương đối chứng.

- Mật độ bọ cánh tơ (con/búp)

Bọ cánh tơ (Physotrips setivenetris Bagn) là loại côn trùng có miệng giũa hút (trung gian giữa miệng chọc hút và miệng nhai). Bọ thường bám ở mặt dưới lá non, nhất là khi lá chè non còn khép kín (tôm chè) để gặm hút chất dinh dưỡng, sau đó lá non xoè ra mặt dưới lá bị hại lộ ra hai đường mầu xám song song với gân chính lá chè. Khi bị hại nhẹ, búp chè có triệu chứng gần giống như bị nhện vàng (Hemitarsonemus latus Banks) gây hại. Khi bị hại nặng toàn bộ lá non (1 tôm 2-3 lá) trở nên sần sùi, cứng giòn hai mép lá, chóp lá cong lên, cọng búp cũng có những vết nứt ngang mầu xám chì, do vậy nông dân vùng chè Phú Thọ thường gọi là chè bị “ghẻ”. Khi bị hại nặng, cây chè rụng hết lá nhất là đối với chè con. Nương chè trồng trên đất pha cát và bị cỏ lấn át, bón phân không đủ và không có cây che bóng thường bị nặng.

So với đối chứng (bón 200 kg N+ 100 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha), bón 100 kg N + 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm hoặc phân hữu cơ sinh học NPK 3-2-2 mật độ bọ cánh tơ hại chè đều thấp hơn đạt 9,4-9,6 con/búp.

Bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Bông lúa vàng mật độ bọ cánh tơ tương đương đối chứng.

- Mật độ nhện đỏ (con/lá)

Trên chè có 5 loại nhện gây hại, xong đáng chú ý nhất là nhện đỏ nâu

(Metatetranychus bioculatus Wood), những năm thời tiết khô hạn nhện đỏ nâu gây hại một cách đáng kể. Chúng dùng miệng hình kim cắm vào biểu bì của lá chè hút nhựa. Màu đỏ nâu, dài 0,29-0,44 mm, chiều rộng 0,11-0,24mm, nhện cái to hơn nhện đực, trứng hình cầu dẹt ở giữa có chiếc lông cong. Nhện hại chủ yếu ở mặt trên của lá bánh tẻ, lá già các lá chè bị hại thường có mầu hung đồng, khi bị hại nặng cây chè ngừng phát triển, lá bị rụng, lúc đó nhện di chuyển lên phần ngọn cây chè. Nhện sống tập trung ở chóp và dọc theo gân chính của lá chè. Nhện chăng ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 buổi sáng sớm khả năng sinh sản của mật độ rất cao và nếu không kiểm soát được thì chúng sẽ lây lan rất nhanh và dễ tạo thành dịch hại.

So với đối chứng, thay thế 50% phân vô cơ theo quy trình 1,5 tấn phân HCSH Quế Lâm và phân hữu cơ sinh học NPK 3-2-2 mật độ nhện đỏ thấp hơn.

Thay thế 50% phân vô cơ theo quy trình 1,5 tấn phân HCVS Bông lúa vàng mật độ nhện đỏ tương đương đối chứng.

Như vậy, khi bón phân HCSH Quế Lâm thay thế 1 phần phân khoáng thì mật

độ rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại chè giảm rõ rệt.

Bón phân hữu cơ sinh học NPK 3-2-2 thay thế 1 phần phân khoáng thì mật độ

bọ cánh tơ và nhện đỏ thấp hơn so với đối chứng (chỉ bón phân khoáng).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học và liều lượng bón phân hữu cơ sinh học quế lâm đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè PH1 (Trang 56)