- Tỉ lệ búp mù xoè (%)
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây chè là chỉ tiêu quan trọng không chỉ riêng đối với cây chè nói riêng mà tất cả các cây trồng nói chung khi chúng ta tiến hành canh tác thì yếu tố năng suất được quan tâm hàng đầu vì nó cho ta biết khả năng thu nhập từ giống cây trồng đó trên một đơn vị diện tích có đạt như mong muốn hay chưa và từ đó tác đông các biện pháp kỹ thuật để đạt được năng suất như mong muốn. Yếu tố cấu thành năng suất chè bao gồm mật độ búp, khối lượng búp, chiếu dài búp…Mật độ búp phản ánh khả năng cho năng suất của giống. Cây chè, đối tượng thu hoạch chính là búp và lá non nên mật độ búp càng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 cao sẽ cho năng suất búp càng cao và ngược lại (trong trường hợp khối lượng búp ít biến động). Cũng như mật độ búp, khối lượng búp có ảnh hưởng quyết định đến năng suất. Trong trường hợp mật độ búp ít biến động thì khối lượng búp càng cao sẽ cho năng suất càng cao. Tuy nhiên, mật độ búp là yếu tố nhạy cảm (phụ thuộc và nhiều yếu tố), có độ biến động lớn. Chiều dài búp và khối lượng búp có mối tương quan mật thiết với nhau, khối lượng búp lớn hay nhỏ là do chiều dài búp quyết định (với điều kiện trong cùng một giống). Chiều dài búp càng nhỏ thì khối lượng búp càng nhỏ và ngược lại chiều dài búp càng lớn thì khối lượng búp càng lớn. Chiều dài búp có ảnh hưởng theo chiếu hướng tích cực đối với năng suất búp thu hoạch nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng nguyên liệu chế
biến. Chiều dài búp càng lớn thí sản lượng búp càng cao nhưng chất lượng nguyên liệu búp càng giảm.
Bón phân với liều lượng và tỷ lệ thích hợp là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất chè lên một cách đáng kể
Bảng 3.14 :Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Chỉ tiêu Công Thức Khối lượng búp (g/búp) Chiều dài búp (cm) Mật độ (búp/m2/lứa) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) % so ĐC CT1 0,67 6,1 238,5 15,98 11,76 CT2 0,75 6,3 260,7 19,55 13,64 115,99 CT3 0,77 6,3 268,5 20,67 13,84 117,69 CT4 0,77 6,3 270,7 20,84 13,97 118,79 CV% 4,6 7,3 4,3 6,10 LSD0,05 0,058 0,91 22,25 1,62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Hình 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón HCSH Quế Lâm đến năng suất chè
- Mật độ búp (búp/m2)
Khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu của cây chè được thể hiện qua chỉ tiêu mật độ búp. Cây sinh trưởng phát triển mạnh sẽ có khả năng bật búp mạnh. Do vậy, mật độ búp không những là một chỉ tiêu cấu thành nên năng suất cây chè mà còn phản ánh rõ nét tình hình sinh trưởng của cây chè. Qua kết quả bảng trên cho thấy: Các công thức bón phân có ảnh hưởng rất khác nhau đến mật độ búp. Công thức 4 (Bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 2,5 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm) số lượng búp cao nhất là 270,70 búp/m2, thấp nhất CT1 (đối chứng) chỉ có mật độ
búp là 238,5/m2, CT3 bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 2 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm có mật độ cao thứ 2 là 268,5 búp/m2. Bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm tương đương đối chứng.
Đối với giống chè PH1 đây là loại giống có bộ rễ khoẻ, do vậy khi bón phân cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ vi sinh giúp cây chè hút dinh dưỡng tốt hơn cây sinh trưởng khoẻ cho mật độ cao và từđó năng suất cây chè sẽđược tăng lên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62