- Tỉ lệ búp mù xoè (%)
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Búp chè là phần non của cành chè gồm có tôm và lá non. Búp chè là sản phẩm thu hoạch trên cây chè. Trong quá trình sinh trưởng có 2 loại búp chè là búp bình thường và búp mù. Búp bình thường có mầm đỉnh đang hoạt động tạo ra tôm và lá non. Búp bình thường là loại búp cho thu hoạch chủ yếu, có năng suất và chất lượng tốt. Búp mù là búp có đỉnh sinh trưởng ở trạng thái ngừng hoạt động, búp không có tôm và lá non, có chất lượng kém.
Khối lượng búp không chỉ là yếu tố cấu thành năng suất mà còn là chỉ tiêu
đánh giá phẩm cấp nguyên liệu cho chế biến. Búp hái có khối lượng phù hợp sẽ tạo ra sản phẩm tốt cho chế biến, làm tăng giá trị thương phẩm. Khối lượng búp và chiều dài búp có tương quan thuận và khá chặt với nhau. Vì vậy, những búp chè có chiều dài búp lớn thường có khối lượng búp lớn
Mật độ búp là chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng lớn đến khả năng cho năng suất của cây chè, mật độ càng cao thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại.
Búp là giai đoạn còn non của cành chè được hình thành từ các mầm sinh dưỡng. Quá trình sinh trưởng búp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài như: giống, ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác (bón phân, đốn, hái...). Búp non chính là bộ phận kinh tế của cây chè, búp sinh trưởng nhanh, mạnh, khỏe là tiền đề
cho năng suất cao. Sinh trưởng búp cũng là chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của cây, khả năng phục hồi của cây sau đốn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón HCSH đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè, kết quả thu được thu được số liệu bảng 3.3:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
Bảng 3.3 :Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Chỉ tiêu CT Khối lượng búp (g/búp) Chiều dài búp (cm) Mật độ (búp/m2/lứa) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu tấn/ha % so ĐC CT1 0,65 6,1 248,6 16,16 11,54 100,00 CT2 0,75 6,3 262,7 19,70 13,62 118,02 CT3 0,72 6,3 260,6 18,77 13,34 115,60 CT4 0,72 6,2 259,2 18,66 13,06 113,17 CV% 4,5 5,6 4,5 4,6 LSD0,05 0,064 0,7 21,9 1,17
- Khối lượng búp 1 tôm 2 lá (g/búp):
Bón phân hữu cơ có ảnh hưởng khác nhau khối lượng búp 1 tôm 2 lá. So với
đối chứng (bón phân hóa học), bón phân HCSH khối lượng búp 1 tôm 2 lá cao hơn. Khối lượng búp dao động trong khoảng từ 0,72-0,75 (g/búp). Trong đó, bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm có khối lượng búp 1 tôm 2 lá cao nhất đạt 0,75 g/búp.
- Chiều dài búp(cm)
Các công thức bón phân khác nhau không làm ảnh hưởng đến chiều dài búp. Chiều dài búp ở các công thức bón phân là tương đương nhau đạt 6,1- 6,3 cm.
- Mật độ búp(búp/m2 )
Các công thức bón phân có ảnh hưởng rất khác nhau đến mật độ búp. So với
đối chứng (200 kg N+ 100 kg P2O5 + 100 kg K2O); bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm hoặc phân hữu cơ sinh học NPK 3-2-2 cho mật độ búp cao hơn đạt 260,6-262,7 búp/m2. Bón 100 kg N+ 50 kg P2O5
+ 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Bông lúa vàng tương đương đối chứng. - Năng suất thực thu (tấn/ha)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
Hình 3.2: Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến năng suất
Các công thức bón phân có ảnh hưởng rất khác nhau tới năng suất chè trong
điều kiện số lứa hái như nhau (8 lứa). Năng suất thực thu dao động trong khoảng 11,54-13,52 (tấn/ha).
So với đối chứng (bón 200 kg N+ 100 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha), bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân HCSH Quế Lâm/ha cho năng suất cao nhất đạt 13,62 (tấn/ha), tiếp theo bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 phân hữu cơ sinh học NPK 3-2-2/ha năng suất 13,52 tấn/ha.
Như vậy, phân hữu cơ sinh học hoặc phân hữu cơ vi sinh với lượng 1,5 tấn/ha có khả năng thay thế 50% phân vô cơ mà các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè cao hơn so với bón phân hóa học theo quy trình. Điều này có thể lý giải là ở công thức chỉ có bón phân vô cơ lúc đầu mới bón năng suất sẽ tăng nhưng sau đó dinh dưỡng trong đất không đựơc cây hấp thu hết mà bị rửa trôi và bốc hơi dẫn đến cây không được cung cấp dinh dưỡng thường xuyên nên có hiện tượng càng cách xa thời gian bón phân năng suất càng giảm dần, ngược lại đối với những công thức có bón phân vô cơ kết hợp với bón phân hữu cơđã giúp cho quá trình hút dinh dưỡng của cây được dễ dàng hơn và chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ vi sinh không bị rửa trôi, bốc hơi mà nó đựơc cây chè sử dụng dần dần, ngoài ra việc bón phân HCVS giúp cây chè giữ được ẩm độ của đất hơn, làm cho đất tơi xốp hơn tạo điều kiện cho bộ rễ hoạt động, giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43