Ảnh hưởng của phân bón HCSH đến tính chất đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học và liều lượng bón phân hữu cơ sinh học quế lâm đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè PH1 (Trang 59)

- Tỉ lệ búp mù xoè (%)

K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.7. Ảnh hưởng của phân bón HCSH đến tính chất đất

Để xác định được lượng phân bón cho chè có hiệu quả trước khi tiến hành thí nghiệm và sau khi kết thúc thí nghiệm, chúng tôi xác định một số chỉ tiêu hoá học của đất, kết quả thu được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của việc bón phân HCSH đến độ xốp đất trồng chè và độ mùn có trong đất Chỉ tiêu Công thức Độ xốp đất Mùn Trước TN Sau TN Tăng Trước TN Sau TN Tăng CT1 49,56 51,02 1,46 1.62 1.94 0.32 CT2 50,23 53,77 3,54 1.76 2.54 0.78 CT3 49,80 52,73 2,93 1.54 2.28 0.74 CT4 49,73 51,81 2,08 1.62 2.3 0.68 Từ số liệu bảng 3.7 nhận thấy:

Các CT bón phân HCSH có độ xốp so với trước khi thí nghiệm tăng 2,08- 3,54%. Trong khi, ở CT1 (bón phân vô cơ theo quy trình) độ xốp chỉ tăng 1,46%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Như vậy, khi sử dụng phân HCSH kết hợp với bón phân vô cơ, thành phần đất đã

được biến đổi theo hướng thuận: đất được bổ sung chất hữu cơ đáng kể làm tăng hàm lượng mùn và tăng độ xốp của đất.

Chè là cây trồng phân bố trên đất dốc, sản phẩm chính thu hoạch của cây chè chủ yếu là búp và lá non, lượng dinh dưỡng và nước tiêu hao do thu hái búp là rất lớn. Để thu hoạch 1 tấn búp chè tươi cần phải bón 32,0- 33,5kg N; 16,5- 18,0kg P2O5; 20,0- 1,0kg K2O, trong đó chỉ có một nửa lượng dinh dưỡng lấy đi bởi thu hái búp, được tích lũy trong 25- 28% lượng vật chất khô trong búp thu hoạch [40]. Bởi vậy cung cấp lượng dinh dưỡng khoáng hàng năm cho nương chè cần quan tâm đến sự tiêu hao cho quá trình duy trì bộ khung tán cây chè, bộ rễ, sinh khối phần đốn hàng năm và duy trì hoạt động khu hệ sinh vật đất, các quá trình rửa trôi, bốc hơi, cỏ dại, cây bóng mát...

Bảng 3.8: Sự thay đổi tính chất hoá học của đất trước và sau khi được bón phân HCSH

Chỉ tiêu

Công thức

N (%) P2O5 (mg/100g) K2O (mg/100) Trước Sau Tăng Trước Sau Tăng Trước Sau Tăng Trước Sau Tăng Trước Sau Tăng Trước Sau Tăng

CT1 0,12 0,13 0,01 3,78 4,01 0,23 4,16 4,37 0,21

CT2 0,11 0,12 0,01 3,92 4,15 0,23 5,18 5,39 0,21

CT3 0,12 0,13 0,01 3,82 4,02 0,20 5,08 5,28 0,20

CT4 0,11 0,12 0,01 3,78 4,00 0,22 4,90 5,10 0,20

Kết quả phân tích đất cho thấy: Sau 10 tháng tiến hành thí nghiệm, các công thức bón phân HCSH, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất sau thí nghiệm tăng. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu tăng nhiều hơn so với hàm lượng đạm có trong

đất.

Hàm lượng N (%) , P2O5 (mg/100g), K2O (mg/100g) ở các công thức bón phân HCVS kết hợp với bón phân vô cơ tương đương so với công thức đối chứng. Trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 tăng 0,20-0,21 (mg/100).

Đây là những biến động rất có lợi cho cây chè trên đất mà lâu nay không có phân chuồng bón. Bón phân HCSH cung cấp các nguyên tố vi lượng và các loài vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ giúp cho đất tơi xốp hơn, tăng cường hoạt động của bộ rễ, giúp cho cây chè sinh trưởng cho năng suất tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học và liều lượng bón phân hữu cơ sinh học quế lâm đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè PH1 (Trang 59)