- Tỉ lệ búp mù xoè (%)
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến phẩm cấp búp chè
Qua bảng 3.14 ta thấy bón phân hữu cơ có ảnh hưởng khác nhau khối lượng búp 1 tôm 2 lá. Khối lượng búp dao động trong khoảng từ 0,67-0,77 (g/búp). Trong
đó, bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 2 và 2,5 tấn phân hữu cơ sinh học
Quế Lâm có khối lượng búp 1 tôm 2 lá cao nhất đạt 0,77 g/búp. - Chiều dài búp chè (cm)
Các công thức bón phân khác nhau không làm ảnh hưởng đến chiều dài búp. Chiều dài búp ở các công thức bón phân là tương đương nhau đạt 6,1- 6,3 cm.
- Năng suất chè (tấn/ha)
Các công thức bón phân có ảnh hưởng rất khác nhau tới năng suất chè trong
điều kiện số lứa hái như nhau (8 lứa). Năng suất thực thu dao động trong khoảng 11,76-13,97 (tấn/ha).
So với đối chứng (bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O/ha + 1 tấn phân HCSH Quế Lâm), bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 2,5 tấn phân HCSH Quế Lâm/ha cho năng suất cao nhất đạt 13,97 (tấn/ha), tiếp theo bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 2 phân HCSH Quế Lâm/ha năng suất đạt 13,84 tấn/ha. Bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân HCSH Quế Lâm/ha đạt năng suất 13,64 tấn/ha.
3.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến phẩm cấp búp chè búp chè
Nghiên cứu phẩm cấp nguyên liệu là một nhiệm vụ không thể thiếu trước khi
đưa vào chế biến. Chất lượng nguyên liệu chè thu hái được quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1054 – 86, trong đó phẩm cấp nguyên liệu được căn cứ vào tỷ lệ
bánh tẻ và tỷ lệ mù xòe.
Tỷ lệ búp mù xòe và tỷ lệ chè bánh tẻ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu chè thành phẩm. Khi tỷ lệ búp bánh tẻ, tỷ lệ búp mù xòe cao thì chất lượng nguyên liệu búp giảm, tỷ lệ thu hồi thấp, hàm lượng tanin và chất hòa tan trong nguyên liệu giảm như vậy khi chế biến thành sản phẩm chất lượng và mẫu mã kém.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Trong suốt quá trình sinh trưởng của búp kể từ khi hình thành lá vảy ốc cho tới khi thu hoạch không phải tất cả búp đều đạt tiêu chuẩn (búp 1 tôm 2, 3 lá) mà trong sốđó có cả những búp mù. Số búp mù được phản ánh bằng thông số tỷ lệ mù xoè, tỷ lệ mù xoè cao sẽ làm giảm năng suất chè ngay trên đồng ruộng hoặc làm giảm chất lượng chè khi chế biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến búp bị mù do
điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng...
Tỷ lệ búp mù xòe và tỷ lệ bánh tẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống,
điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật như bón phân, chế độ đốn hái,... Trong đó, bón phân giữ vai trò quan trọng nếu bón phân đầy đủ, cân đối dinh dưỡng thì tỷ lệ chè bánh tẻ ít, tỷ lệ búp mù xòe giảm chất lượng chè nguyên liệu cao và ngược lại. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các công thức bón phân thí nghiệm 1 đến phẩm cấp nguyên liệu chè thể hiện ở bảng 3.15:
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm
đến phẩm cấp búp Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ bánh tẻ (%) Tỷ lệ mù xòe (%) CT1 9,4 20,9 CT2 7,6 14,7 CT3 8,2 13,5 CT4 8,4 14 CV% 6,4 7,8 LSD0,05 1,08 2,47 Số liệu bảng 3.15 cho thấy: - Tỷ lệ bánh tẻ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Loại phân bón có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ nguyên liệu bánh tẻ. So với đối chứng (bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm (ĐC), bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 và 2 tấn phân HCSH Quế Lâm/ha có tỷ lệ nguyên liệu bánh tẻ thấp hơn.
Bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 2,5 tấn phân hữu cơ sinh học Quế
Lâm có tỷ lệ bánh tẻ tương đương đối chứng.
- Tỷ lệ mù xòe
Qua bảng 3.15 trên ta thấy CT1 có tỷ lệ mù xoè cao nhất là 20,9%; CT3 có tỷ
lệ mù xoè thấp nhất là 13,5%. Do kết hợp liều lượng phân vô cơ và phân HCSH hợp lý nên cây chè được bổ xung đầy đủ dinh dưỡng cả đa lượng, vi lượng, chất mùn giúp cây chè có khả năng hút dinh dưỡng mạnh hơn do đó búp chè sẽ không bị xơ
gỗ nhanh mà mềm mại và khi hái ta thấy búp dòn dễ hái.