- Tỉ lệ búp mù xoè (%)
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.4 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến phẩm cấp búp chè
búp chè
Búp chè là phần non của cành chè gồm tôm và lá non. Búp chè là sản phẩm thu hoạch trên cây chè. Trong quá trình sinh trưởng có hai loại búp chè:
- Búp bình thường: Có mầm đỉnh đang hoạt động tạo ra tôm và lá non. Đây là loại búp cho thu hoạch chủ yếu, có năng suất cao và chất lượng tốt.
- Búp mù: Là búp có đỉnh sinh trưởng ở trạng thái ngừng hoạt động, búp không có tôm và lá non, có chất lượng kém.
Nguyên nhân chính của sự hình thành búp mù là do các vị trí trên cành chè có sự phát dục khác nhau, cành phía trên hoặc ngọn cành thường có độ phát dục già (tuổi riêng nhỏ, tuổi chung lớn). Vì vậy sau khi các lá thật xuất hiện, búp chè không phát triển tiếp mà ở trạng thái ngừng hoạt động trở thành “búp điếc”, búp mù xoè.
Ngoài ra sự hình thành búp mù còn do nhiều nguyên nhân khác: do đặc tính của giống, do canh tác, chế độ chăm sóc bón phân không hợp lý, bón phân vô cơ
liên tục không bón bổ sung phân chuồng , do điều kiện thời tiết bất thuận…Búp mù là nguyên nhân đầu tiên làm giảm năng suất, giảm phẩm cấp nguyên liệu chế biến và chất lượng chè thành phẩm tỷ lệ búp mù nhiều do nguyên nhân như thời tiết khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, và quan trọng nhất là yếu tố phân bón tác động trực tiếp đến chiều dài búp nếu bón phân đầy đủ và cân đối sẽ giúp chè tăng trường khoẻ chiều dài búp chè được tăng lên búp chè non do đó tỷ lệ búp bị mù xoè sẽ được giảm đi
đáng.
Tỷ lệ búp mù cao là vấn đề mà ngành chè hiện nay đang cố gắng tìm ra biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý để làm giảm tỷ lệ búp mù xuống càng thấp càng tốt do đó bón phân cân đối sẽ giúp cho khả năng hút dinh dưỡng của cây chè từđó làm cho sinh trưởng cây chè tốt hơn đồng đều hơn tỷ lệ chè có số búp non cao hơn giúp cho tỷ lệ A+B cao hơn từ đó phẩm cấp nguyên liệu chè cao và giá thành chè búp tươi cũng cải thiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Chất lượng nguyên liệu chè thu hái được quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1054 – 86, việc quy định phẩm cấp nguyên liệu được căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ
của búp xác định bằng cách bấm bẻ trực tiếp. Theo tiêu chuẩn này nguyên liệu chè
được phân ra thành 4 cấp A, B, C, D. Phẩm cấp nguyên liệu chè ảnh hưởng rất lớn đến thời gian làm héo chè, chi phí năng lượng, nhiên liệu trong quá trình chế biến và chất lượng chè thành phẩm.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến phẩm cấp búp Chỉ tiêu Công Thức Tỷ lệ bánh tẻ (%) Tỷ lệ mù xòe (%) CT1 10,4 22,9 CT2 7,3 15,8 CT3 8,9 18,3 CT4 8,2 16,9 CV% 9,0 11,2 LSD0,05 1,56 4,14
Kết quả phân tích thống kê vềảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến phẩm cấp búp cho thấy:
- Tỷ lệ bánh tẻ
Loại phân bón có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ nguyên liệu bánh tẻ. Tỷ
lệ bánh tẻở các công thức bón phân dao động 7,3-10,4%
So với đối chứng (bón 200 kg N+ 100 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha), bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân HCSH Quế Lâm/ha; phân hữu cơ vi sinh Bông lúa vàng/ha có tỷ lệ nguyên liệu bánh tẻ thấp hơn. Bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học NPK 3-2-2 có tỷ lệ bánh tẻ tương
đương đối chứng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Các công thức bón phân có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ nguyên mù xòe. Bón thay thế 50% phân vô cơ bằng 1,5 tấn phân hữu cơ có tỷ lệ mù xòe thấp hơn bón phân vô cơ. Tỷ lệ mù xòe ở các CT bón phân HCSH dao động 15,8-18,3%.
So với đối chứng (bón 200 kg N+ 100 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha), bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học Quế Lâm có tỷ lệ mù xòe thấp nhất (15,8%), tiếp theo là bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Bông lúa vàng và sau đó là bón 100 kg N+ 50 kg P2O5 + 50 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học NPK 3-2-2 (18,3%).
Như vậy, ta thấy bón phân hữu cơ có thể thay thế 50% lượng phân bón hóa học (theo QT) mà vẫn đảm bảo sinh trưởng búp mặt khác còn có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng búp đồng đều hơn làm giảm tỷ lệ búp mù xòe, tăng số lượng búp non và tăng phẩm cấp nguyên liệu chè.