0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Ngành dệt may

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HƯỚNG VỀ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI (Trang 33 -33 )

Công ty cổ phần May Việt Tiến (VTEC)

Tiền thân là một xí nghiệp may tư nhân “công ty kỹ nghệ Thái Bình Dương”. Tháng 8/2007, Công ty chuyển tên thành Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến, có tên viết tắt là VTEC.Năm 2008, Công ty chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng công ty đã có những bước đột phá lớn để tiếp tục đứng vững và khẳng định được ví thế của mình.Năm 2009,Việt Tiến đạt tổng doanh thu hơn 3.400 tỷ đồng, lợi nhuận 224 tỷ đồng, doanh thu

nội địa là 546 tỷ đồng, kinh nghạch xuất khẩu đạt 281 triệu USD. Phát triển 7 nhãn hiệu hàng riêng của mình, cũng là doanh nghiệp dệt may duy nhất đã mua được thương hiệu thời trang quốc tế.

Các doanh nghiệp dệt may đang là điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam- không chỉ có kinh nghạch xuất khẩu cao, Tiến Việt đã và đang là một nhãn hiệu thời trang đang được rất ưa chuộng

- Về sản phẩm:

 Công ty luôn đảm bảo cam kết cung cấp những sản phẩm tốt với chất lượng vải đã được kiểm nghiệp và không gây kích ứng da, luôn cải tiến mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm.

 Việt Tiến hiện đang theo xu hướng đa dạng hóa sản phẩm, nhắm đến nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi, nhiều môi trường khác nhau. Đồng thời, công ty luôn chú trọng tới các yếu tố như văn hóa từng vùng miền, thói quen may mặc hay kích cỡ, kiểu dáng để thiết kế được sản phẩm phù hợp với người Việt. Các sản phẩm đã thành công trên thị trường nội địa:Thương hiệu thời trang San Sciaro mang phong cách Italia và thương hiệu Manhatta mang phong cách Mỹ được VTEC mua và phát triển; Thương hiệu Viettien ; Thương hiệu Viettien Smartcasual; Vee- Sendy; TT-up: thời trang cao cấp; Vie- Laross.

- Chiến lược kinh doanh

 Công tác makerting: Phát triển theo hướng “đa giá”, đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi, mọi phân cấp về tiêu dùng.

Lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí cạnh tranh hàng đầu, kết hợp với việc luôn đa dạng mẫu mã, màu sắc, thương hiệu thời trang.

Công ty đặc biệt chú trọng vào trang thiết bị để tạo ra những sản phẩm riêng biệt về kỹ thuật- chất lượng. Trên cơ sở vẽ và in trên các thiết bị hiện đại, các sản phẩm luôn đảm bảo độ chính xác cao, đúng chiều vải, tạo ra những đường may thẳng, đều, bền, chắc. Đồng thời, tạo ra các đặc điểm về

hình thức như nhãn treo trên các sản phẩm, cúc nhựa có in chìm chữ “Viettien” hoặc “Vtec”.

 Phát triển thương hiệu: Việt Tiến luôn chú trọng tới công tác sở hữu trí tuệ. Hằng năm, công ty chi trên 500 triệu đồng cho hoạt động này. Hiện này công ty đã đăng ký 42 nhãn hiệu trong nước, 2 nhãn hiệu ở nước ngoài và 1 nhãn hiệu ở Liên minh châu Âu, Asean.

Công ty còn có bộ phận chuyên chịu trách nhiệm riềng trong lĩnh vực này và thường xuyên có các công tác quản lý, kiểm tra, ghi nhận, báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, ngăn chặn việc đánh cắp thương hiệu.

Tham gia vào nhiều hoạt động xã hôi như tài trợ, lập quỹ học bổng, ủng hộ khắc phục thiên tai,.. Điển hình là ngày “doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo Tổ quốc”, tổng công ty đã dẫn đầu các doanh nghiệp, đóng góp và Quỹ hỗ trợ 367 triệu đồng.

- Hệ thống phân phối: Hiện nay, Việt Tiến là doanh nghiệp có hệ thống cửa hàng lớn nhất trong ngành với trên 1.300 cửa hàng, phát triển rộng khắp.Phối hợp với các công ty may dệt khác cùng phân phối sản phẩm may mặc Việt Nam tới tay người tiêu dùng.Việt Tiến đã xuất khẩu sang 50 nước và có đại lý độc quyền tại Campuchia, Lào, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Indonesia.

- Phát triển công nghệ

May Việt Tiến luôn đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị trị giá hàng chục triệu USD và khuyến khích cán bộ công nhân viên sáng tạo. Trong đó có các sáng kiến tiêu biểu như sáng kiến chế tạo bộ silenoi, ép trục silenoi cho các bộ trợ lực máy 1 kim, máy 2 kim, máy cuốn sườn, chế tạo dao cắt chỉ cho máy tra hay tay kim trong băng chuyền Hanger.

Ngoài phần mềm ACCUMARR để thiết kế và nhảy size, công ty đã mạnh dạn đầu tư phần mềm VSTITCHER mô phỏng sản phẩm trên người mẫu nhằm rút ngắn thời gian thiết kế.

Nhiều nhà thiết kế có tên tuổi đã được thuê như Quốc Bình, Trọng Nguyên, Tấn Phát,...Công ty còn ký hợp đồng với nhà thiết kế tạo mẫu người Pháp vừa nâng cao đẳng cấp của sản phẩm, vừa bắt kịp xu thế của giới trẻ.

Công ty còn nâng cấp phòng thử nghiệm bằng một hệ thống máy đo lực bám dính của keo, máy so màu, máy đo độ ma sát, độ co rút của đường may,... nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HƯỚNG VỀ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI (Trang 33 -33 )

×