Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 27)

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong qúa trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn .Qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không.Nếu số thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không khả quan.

8 Doanh nghiệp có doanh thu cao chưa chắc đã sản xuất hiệu quả do có thể chỉ là chi phí sản xuất lớn.

Kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo quan trọng cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

Dựa vào biểu mẫu của một bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, các nhân tố trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi suy thoái có thể được hiểu là:

- Tình hình lãi, lỗ

Thị trường thời kỳ suy thoái thường có mức cầu thấp, làm doanh nghiệp phải giảm sản lượng, hay nói cách khác là doanh thu của doanh nghiệp có thể không cao hoặc không đạt chỉ tiêu. Mặt khác, nếu chi phí đầu vào không giảm mà doanh thu lại giảm đi do không bán được hàng hóa sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh (doanh thu/ chi phí) giảm đi so với thời kỳ trước. Các yếu tố chủ quan cũng ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu này. Doanh nghiệp có bộ máy quản trị , hay tình hình tài chính không tốt vẫn có thể tiếp cận vốn vay kinh doanh sản xuất trong thời kỳ kinh tế phát triển do các ngân hàng và các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn trong các khoản vay. Tuy nhiên trong thời kỳ suy thoái, những doanh nghiệp yếu kém đứng trước nguy cơ phá sản cao, do vừa không bán được sản phẩm vừa không thể đi vay do chính các tổ chức cho vay cũng gặp khó khăn trong lúc này.

Như vậy, với doanh thu không cải thiện và tình hình chi phí phải gánh thêm nhiều khoản như hàng tồn kho, quản lý thì chắc chắn trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ lỗ nhiều hoặc lãi không cao.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước quan trọng nhất vẫn là nộp thuế.Tình hình nộp thuế của doanh nghiệp ghi trong kết quả sản xuất kinh doanh sẽ phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kỳ suy thoái, do doanh nghiệp còn chịu lỗ do nhiều nguyên nhân nên trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sẽ không thể nộp thuế; ngoài ra nếu doanh nghiệp được báo cáo có nhiều khoản thuế chưa nộp hay có nhiều khoản nợ xấu đều cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và điều này sẽ không tốt cho hoạt động thu ngân sách nhà nước.

1.3.6 Định hướng phát triển sản xuất

Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh là việc đề ra các kế hoạch, chiến lược và mục tiêu cho các hoạt động nhằm tối đa hóa lợi ích của việc sản xuất kinh doanh trong tương lai.

Trong chu kỳ suy thoái, những định hướng truyền thống như cắt giảm chi phí, cắt giảm sản xuất, cố gắng thực hiện cân bằng thu chi không để lỗ. Khi suy thoái xảy ra, chỉ có một số ít các doanh nghiệp làm ăn có lãi, còn hầu hết cố gắng không chịu lỗ hoặc lỗ quá nhiều. Do đó các doanh nghiệp có xu hướng tiết kiệm hơn, sản xuất cầm chừng do hàng hóa đã khó tiêu thụ hơn, giảm bớt lao động để không phải gánh thêm chi phí.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp sử dụng những biện pháp cụ thể hơn như tập trung vào những mặt hàng chiến lược, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, thay đổi cách thức quản lý cho phù hợp hơn, hay một xu hướng khác được được một số doanh nghiệp lựa chọn và đã thành công là việc quay trở về thị trường nội địa. Tất cả những định hướng này không những giảm bớt tiêu cực do cố gắng tiết kiệm thái quá gây ra mà còn giúp doanh nghiệp tự làm mới mình, phát triển tốt hơn sau suy thoái.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 27)