Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp lựa chọn thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 31)

nội địa trong thời kỳ suy thoái

Tuy nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, song một số doanh nghiệp Việt Nam đã biết tự khai thác các nguồn lực của mình, nắm bắt được thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu và vươn lên chiếm lấy thị phần trong nước.

1.5.1Ngành chế biến sữa

Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa10

của chế độ cũ để lại. Qua 35 năm phát triển, Vilamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam, với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước.Năm 2009, mặc dù nhiều doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới, nhưng cuối năm Vinamilk vẫn cán mốc doanh thu trên 10,000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2008

Để thu được những thành tựu đó, Vinamilk đã có chính sách riêng cho mình:

- Về sản phẩm:

10Sau khi tiếp quản 3 nhà máy Sữa : nhà máy sữa Thống Nhất ( tiền thân là nhà máy Foremost ); nhà máy sữa Trường Thọ ( tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac ( Nestle )

 Chú trọng chất lượng sữa:Vinamilk đã thấu hiểu kiểm soát xuất xứ, chất lượng nguyên liệu đầu vào mới là nhân tố quan trọng nhất tạo nên các sản phẩm có chất lượng, và được xử lý qua một dây truyền khép khín nhằm đảm bảo kiểm soát được chất lượng sữa.

Năm 2008, trong khi nhiều hãng sản xuất sữa lao đao vì “cơn bão melamine11”, Vinamilk vẫn vững vàng với việc khẳng định được chất lượng sản phẩm thực sự an toàn. Bởi lẽ từ trước đó, khi tung một sản phẩm mới ra thị trường, Vinamilk luôn gửi sản phẩm mẫu đi kiểm định, kiểm tra từ các tiêu chuẩn chất lượng đến thành phần dinh dưỡng.

 Đa dạng mẫu mã mặt hàng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: Vinamilk có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, nước giải khát.

Trong năm 2009, phần lớn các doanh nghiệp trong nước sản xuất co cụm nhưng Vinamilk tiếp tục đem đến cho người tiêu dùng nhiều loại sản phẩm mới như sữa chua nha đam, dòng sản phẩm nước trái cây V- fresh mới kết hợp giữa nước trái cây và sữa, cà phê hương vị mới hay sữa bột giảm cân- đây là những loại thực phẩm đón đầu được xu thế của người tiêu dùng nên rất được ưa chuộng hiện nay.

- Về chiến lược kinh doanh

- Về giá cả: Năm 2009 Vinamilk đã chú trọng thực hiện cắt giảm những chi phí. Bên cạnh việc cơ cấu lại nhãn hàng, Công ty đã thực hiện chiến lược kinh doanh mang tên phủ đều và kiểm soát các điểm bán lẻ, điều này giúp công ty không còn bị lệ thuộc vào các đại lý mà tiết kiệm được khá nhiều chi phí khuyến mại.

- Mở rộng thị trường phân phối: Vinamilk luôn chú ý vào việc nghiên cứu từng khu vực thị trường, từng tập quán tiêu dùng, từng độ tuổi, giới tính 11Melamine có thể dẫn đến tác hại về sinh sản, sỏi bàng quang hoặc suy thận và sỏi thận, có thể gây ung thư bàng quang

để phát triển mạng lưới bán lẻ cho từng mặt hàng và quảng bá cho từng mặt hàng ở mỗi khu vực, địa phương khác nhau.

Vinamilk áp dụng biện pháp cải tổ kinh doanh, sắp xếp lại thị trường.Yếu tố giúp cho Vinamilk thành công là chiến lược kinh doanh phủ đều và kiểm soát được điểm bán lẻ.Hiện toàn quốc có gần 300.000 điểm bán lẻ sữa, thì Vinamilk đã có mặt hơn 160.000 điểm. Kế hoạch trong thời gian tới của Vinamilk là phải phủ kín được hết 300.000 điểm đó

- Xây dựng và phát triển thương hiệu: Phát triển thương hiệu thông qua các công tác công đồng: Vinamilk luôn được biết đến là doanh nghiệp hàng đầu hướng về cộng đồng cùng các hoạt động từ thiện xã hội, đặc biệt là các hoạt động dành cho trẻ em như quỹ học bổng “Vinamilk- ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”, quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam”, ngoài ra Vinamilk còn hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Về cơ sở hạ tầng: Từ đầu năm 2007, Vinamilk đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng cho 5 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, nhập khẩu bò giống bò cao sản thuần chủng HF từ Australia và New Zealand. Vinamilk đang tiếp tục triển khai trại bò sữa công nghiệp tại Tây Ninh, Đắk Nông, Hòa Bình…nâng số bò lên 105.000 con. Các trang trại của Vinamilk trải dài toàn quốc, gần các nhà máy chế biến.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w