Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ suy thoái

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 50)

- Kim ngạch xuất nhập khẩu.

Biểu đồ6: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giai đoạn 2003-2012

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhờ vào việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế. Trong giai đoạn 2006-2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trung bình đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần con số của thời kỳ 2001-2005; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 17,2%/năm.

Năm 2009, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới, kinh ngach xuất nhập giảm mạnh. Sự sụt giảm của xuất khẩu diễn ra ở cả hai khu vực. Khu vực kinh tế trong nước giảm 4,8%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm tới 13,4%; chủ yếu do dầu thô bị giảm mạnh hơn (giảm 39,7%), còn không kể dầu thô chỉ giảm 2%. Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ

yếu được thống kê, có 8 mặt hàng có kim ngạch tăng (đá quý, kim loại quý và sản phẩm, điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; rau quả; chè; hạt tiêu; sắn và sản phẩm sắn; hoá chất và sản phẩm hoá chất). Có 16 mặt hàng có kim ngạch giảm, mức giảm tuyệt đối lớn nhất là dầu thô, giày dép, cao su, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, thuỷ sản….

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng 33,3%, lên mức 96,26 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 114,34 tỷ USD, tăng 7,1% (7,59 tỷ USD) so với cùng kỳ.Như vậy, năm 2012 Việt Nam xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sau gần 20 năm nhập siêu, Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong cả năm.

Trạng thái xuất siêu trước mắt là một tín hiệu mừng, giảm áp lực cho cán cân thanh toán, cũng như góp phần kiềm chế lạm phát; song nguyên nhân chủ yếu được coi là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị tăng thấp chứ không phải do xuất khẩu đã tăng bền vững.

Xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới không có nhóm hàng nào chiếm quá 10% thị phần toàn cầu, điều này có nghĩa là chúng ta không có quyền quyết định mức giá trên thị trường toàn cầu. Ngay cả một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam trong Top dẫn đầu trên thị trường thế giới như: gạo, cà phê, hạt điều... thì Việt Nam vẫn không đủ năng lực quyết định mức giá bán trên thị trường toàn cầu.

Đồng thời, các nhà nhập khẩu đồng thời giảm giá hàng nhập khẩu. Đối với hàng gỗ xuất khẩu, Hoa Kỳ đồng loạt hạ giá 10% đối với các đơn hàng, nên kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ của DN Việt Nam chỉ đạt khoảng 700 triệu USD, so với mức 950 triệu USD của năm 2008. Có thời

điểm nông sản xuất khẩu giảm mạnh so với thời điểm giá cao nhất trong năm : Gạo đã giảm 58%, Cao su giảm 48%, Cà phê giảm 24%...

Đi liền với những hàng hóa xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ trợ cho xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển…đều bị giảm mạnh và dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng, đình trệ sản xuất.

- Giá trị xuất khẩu theo từng ngành

Việt Nam có khoảng 35 mặt hàng xuất khẩu thường niên, chia làm ba nhóm ngành cơ bản. Năm 2008, trị giá xuất khẩu đã tăng lên 130% so với năm 2007 do Việt Nam tham dự WTO vào tháng 11/2007. Tuy nhiên tới năm 2009 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, trị giá xuất khẩu của Việt Nam giảm, đặc biệt là nhóm hàng thô mới sơ chế giảm từ 27698 xuống còn 8507.1 triệu USD, hàng chế biến hoặc đã tinh chế giữ nguyên giá trị xuất khẩu. Năm 2010, trị giá xuất khẩu đã tăng mạnh.

Bảng 2: Trị giá xuất khẩu hàng hoá theo bảng phân loại tiêu chuẩnngoạithương

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 39826.2 48561.4 62685.1 57096.3 72236.7

Hàng thô hoặc mới sơ chế 19226.8 21657.7 27698.7 22266.1 25187.5 Lương thực, thực phẩm và động

vật sống

7509.2 9191.7 12164.3 11514.6 13432.5

Đồ uống và thuốc lá 143.5 155.1 190.8 237.8 301.3

NVL thô, không dùng để ăn, .. 1845.3 2199.8 2491.7 1928.3 3373.8 Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật

liệu liên quan

9709.4 10061.0 12750.5 8507.1 7979.7 Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, 19.4 50.1 101.4 78.3 100.2 Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 20592.0 26886.1 34625.5 34007.6 47012.5 Hoá chất và sản phẩm liên quan 791.9 1028.5 1449.9 1270.4 1881.9

Hàng chế biến theo nguyên liệu 2926.3 3975.7 6398.4 5226.0 8485.6 Máy móc, phương tiện vận tải 4194.7 5601.2 7368.4 7398.8 11476.1 Hàng chế biến khác 12679.1 16280.7 19408.8 20112.4 25168.9 Hàng hoá không thuộc các nhóm

trên

7.4 17.6 360.9 822.6 36.7

Phụ lục 1- Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng

Phụ lục 2 - Trị giá xuất khẩu hàng hoá theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 3- một số mặt hàng xuất khẩu chủ yêu

Phụ lục 4- tỷ giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm nước và vùng lãnh thổ

- Biến động tỷ giá

Tỷ giá đồng USD: Giai đoạn 2008- 2011 đánh dấu sự phản ứng trong chính sách giá ở Việt Nam, tỷ giá VNĐ/USD của các ngân hàng thương mại luôn ở mức tỷ giá trần do ngân hàng thương mại quy định. Năm 2008, tỷ giá ngân hàng thương mại có nhiều biến động mạnh do lạm phát tăng cao, đồng thời khủng hoảng kinh tế bắt đầu ảnh hưởng và tác động đến Việt Nam. Năm 2009, tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do, do người dân và doanh nghiệp có xu hướng tích trữ ngoại tệ, lãi suất tiền đồng thấp.

Tính từ đầu năm 2009 đến 25/6/2012, chỉ số giá Euro đã giảm 16,1%. Tỷ trọng dự trữ bằng đồng Euro giảm từ mức 27,7% vào năm 2009 xuống mức 25% vào cuối năm 2011, dù vẫn là đồng tiền dự trữ quốc tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công vẫn còn có thể lan rộng và gây hậu quả nghiêm trọng, hầu hết các dự báo đều cho rằng đồng Euro sẽ tiếp tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt trong năm 2012-2013.

Kết quả khảo sát ngày 7/6/2012, cho thấy đồng Euro sẽ yếu đi so với USD, JPY và GBP trong vòng 1 năm tới. Tỷ giá Euro/USD sẽ giảm xuống mức 1,24 Euro/USD trong vòng 3 tháng tới và tiếp tục giảm xuống 1,253 Euro/USD trong vòng 12 tháng tới15.

Mỹ và châu Âu là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Sự tăng nhanh, biến động lên xuống của tỷ giá đã làm cho tín dụng ngoại tệ tăng cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi trao đổi bằng

ngoại tệ, chênh lệnh giá cả hàng hóa do tỷ giá khá lớn và bấp bênh. Ngoài ra, khi tỷ giá mất giá và chênh lệnh lớn, các nước và hiệp hội các nước sẽ có các chính sách nhằm cố định tỷ giá, những chính sách này thường tác động trực tiếp tới các hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.

- Các vụ kiện thương mại và tình trạng “chịu thuế kép” đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Giai đoạn 1995 – 2012, các vụ việc điều tra về phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ở nước ngoài lên tới 62 vụ, trong đó có tới 40 vụ bị điều tra phá giá, nghĩa là phải chịu một lúc áp nhiều loại thuế16. Chỉ trong năm 2009, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 7 vụ điều tra phòng vệ thương mại ở 6 thị trường; trong đó có 5 vụ điều tra chống bán phá giá, một vụ điều tra chống trợ cấp, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ17.Riêng năm 2012, số vụ phòng vệ thương mại của Việt Nam bị điều tra tăng đột biến, chiếm 1/6 tổng số vụ từ trước đến nay. Đa số nhằm vào ngành hàng và thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cụ thể: 2/3 số vụ kiện nhằm vào tốp 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (da giày, thủy sản, thép…), 3/4 số vụ kiện nhằm vào tốp 10 thị trường xuất khẩu chủ lực (Mỹ, EU, Canada…). Đáng lưu ý là trong những vụ kiện đó, nội dung thường có xu hướng đánh trùng thuế trợ cấp và thuế bán phá giá. Hậu quả là, các doanh nghiệp do cùng lúc chịu 2 loại thuế nên bị giảm sức cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Đáng nói hơn, nhiều doanh nghiệp đã đánh mất thị trường của mình do kiểu áp thuế này. Xe đạp của Việt Nam là một ví dụ, sau một thời gian bị áp thuế, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này đã không thể quay lại được thị trường vốn rất tiềm năng là EU.

Ngay đầu năm 2013, Mỹ khới kiện chống trợ cấp cho mặt hàng tômxuất khẩu của Việt Nam trong khi mặt hàng này đã bị áp thuế chống bán phá giá. Doanh nghiệp Việt Nam thường phải chịu mức thuế cao hơn nước khác, nay còn phải chịu thêm thuế trợ cấp thì tính cạnh tranh của sản phẩm, 16Theo Cục Quản lý cạnh tranh.

cũng như doanh nghiệp càng tăng mạnh. Thực tế, năm 2012 là năm lao đao của ngành thủy sản khi mà hơn 50% doanh nghiệp không thể hoạt động, thuế chống phá giá có thể không phải là thủ phạm chính, nhưng là tác nhân gây ra tình trạng doanh nghiệp Việt Nam tự ép giá lẫn nhau trên thị trường quốc tế.

2.2.2 Thực trạng của một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ suy thoái

2.2.2.1 Ngành hàng nông nghiệp

Khủng hoảng tài chính tác động đến nông sản xuất khẩu từ tháng 9/2008. Bằng chứng là giá nông, lâm, thủy sản giảm nhanh và ở mức quá thấp.Nếu tháng 7/2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt kỷ lục 1,75 tỷ USD thì đến tháng 11/2008, chỉ còn 1,2 tỷ USD, giảm gần 32.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu nông sản chính ước đạt 4,3 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ; xuất khẩu chè trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 49 ngàn tấn, kim ngạch 61 triệu USD, tăng 7,7% về lượng nhưng giảm 0,66% về giá trị; hạt điều xuất khẩu đạt 71 ngàn tấn, kim ngạch đạt 314 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước lượng giảm 3,06% nhưng kim ngạch giảm tới 19,94%, giá trị hạt điều xuất khẩu tiếp tục giảm chỉ còn ở mức 4.424 USD/tấn , giảm 14,74% so với cùng kỳ năm 2008. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản... chính là nguyên nhân khiến sức cầu sụt giảm mạnh. Nhiều quỹ đầu tư đồng loạt rút vốn ra khỏi hoạt động đầu tư nông sản dẫn tới sự giảm cầu trên các thị trường.

Sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới tất cả các mặt hàng nông sản. Những năm 2010- 2011, các mặt hàng này đều đã có sự khởi sắc, nhưng đến năm 2012, khi Thế Giới chịu tác động của cuộc khủng hoảng đồng tiền chung châu Âu, xuất khẩu nông sản lại gặp phải nhiều khó khăn. Đầu năm 2013, Trong đó, các mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, cao su vẫn tiếp tục tăng về khối lượng xuất khẩu nhưng lại giảm về giá trị. Khối lượng

gạo xuất khẩu tăng 34,3% về lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 450 USD/tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2012. Tương tự, xuất khẩu cà phê cũng giảm 21,2% về lượng và 18% về giá trị so cùng kỳ năm 2012. Cao su xuất khẩu giảm 36,9% về lượng và 15,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

2.2.2.2 Ngành hàng thủy sản

Sau khi tham gia vào WTO, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng từ 3763 triệu USD lên 4510 triệu USD năm 2007, tăng 20%. Nhưng ngay năm 2008, đã giảm xuống 4255 triệu USD do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Năm 2008, Hoa Kỳ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm. Ngay từ tháng 10/2008, sản lượng xuất khẩu thủy sản đã giảm dần, nhất là mặt hàng cá, một số doanh nghiệp đã phải giảm công suất chế biến từ 30-50%, thậm chí có nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất; một số địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long đã có kế hoạch cắt giảm diện tích nuôi trồng và số lồng, bè nuôi thủy sản. Tỉnh Vĩnh Long dự kiến thực hiện 2.400 ha nuôi trồng thủy sản (giảm 37ha), số lồng, bè nuôi thủy sản còn 400 chiếc (giảm 29 chiếc so với năm 2008), nhưng tỉnh vẫn phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đến cuối năm đạt 132.700 tấn (tăng 12.000 tấn so với năm 2008.

Những năm sau đó, kinh ngach xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ qua các năm, song vẫn gặp nhiểu khó khăn như các vụ biện chống bán phá giá của Hoa Kỳ cho mặt hàng các tra, cá basa, tôm; việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nhập khẩu của Nhật Bản.

Năm 2012, xuất khẩu thủy sản cán đích 6,134 tỷ USD, chỉ tăng 0,3% so với năm 2011. Tuy không đạt mục tiêu 6,5 tỷ USD mà ngành đã đặt ra và mong đợi từ đầu năm. 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu tôm sang thị trường

Nhật Bản đạt mức tăng trưởng hàng tháng từ 23 - 52,3% so với cùng kỳ, tuy nhiên, ngay sau khi Nhật Bản áp dụng kiểm tra 100% tôm Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đối với Ethoxyquin18, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm rõ rệt, từ 1,5% (tháng 7/2012) lên đến 16,6% (tháng 11/2012), tính chung cả năm chỉ tăng 5%.Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp khác như Indonesia, Ấn Độ hay Ecuador bởi giá bán cao hơn từ 15 – 20% bởi giá thành sản xuất tăng cao do chi phí đầu vào liên tục tăng.Theo các số liệu thống kê, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản 2012 khá bi đát: thống kê 21 công ty thủy sản đang niêm yết đã công bố báo cáo tài chính trong quý III/2012 cho thấy có đến 12 công ty có doanh thu và 17 công ty có lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng sụt giảm so với cùng kỳ năm 2011; tính chung toàn ngành doanh thu giảm 7,7% và lợi nhuận sau thuế giảm 35,7%.

Thời gian qua, rất nhiều lần Mỹ tìm mọi cách để ngăn cản doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường. Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố phán quyết cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần 8 (POR8) đối với các doanh nghiệp cá tra, cá ba sa nước ta (giai đoạn từ 1/8/2010 đến 31/7/2011). Theo đó, mức thuế suất thuế chống bán phá giá cá tra, cá ba sa công bố lần này tăng rất cao, cao nhất tăng khoảng 70 lần, trái ngược hoàn toàn với quyết định sơ bộ công bố vào tháng 9/2012 với mức thuế là 0%.

2.2.2.3 Ngành dệt may

Năm 2007, dệt may xuất khẩu Việt Nam ước đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so năm 2006. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo đạt 4,4 - 4,5 tỷ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%, tiếp đó là thị trường EU đạt khoảng 1,45 – 1,5 tỷ USD, chiếm 18%, tăng khoảng 20%, thị trường Nhật Bản đạt khoảng 700 triệu USD, chiếm 9%, 18Ethoxyquin là một loại chất bảo quản thực phẩm

tăng khoảng 12%...Việt Nam đã trở thành 1 trong 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.

Năm 2008, mục tiêu kinh ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam là 9.5

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 50)