và thách thức khi doanh nghiệp hướng về thị trường nội địa29
3.2.2.1 Điểm mạnh
- Giá cả
Hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu đi ra thị trường quốc tế và cạnh tranh với hàng hóa khác nên thị trường nội địa, có nguyên nhân rất lớn của giá cả cạnh tranh.
Tôm sú vẫn là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ với tỷ trọng chiếm đến 56%. Giá tôm sú HSLO từ 7,4 USD/pao, còn giá tôm sú HSLO cỡ 16/20 của Việt Nam tại New York (Mỹ nằm ở mức giá 6,7 USD/pao tại tháng 1/2012, rẻ hơn khoảng 10%. Trong khi đó tại thị trường 28 Giá bất động sản phải giảm tới mức 30%- 50% so với với giá chào mời mới bán được
châu Âu, giá cá phile thông thường tại mức 3USD/kg, giá doanh nghiệp Việt Nam trào bán chỉ khoảng 2,6 USD/kg.30.Một mặt hàng nông sản khác là cà phê, Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Cà phê robusta tháng 5/2012 tại London giá tăng 44 đô la hay 2,2% lên 2.059 đô la/tấn; trong khi đó sau khi đã tăng giá, giá chào cà phê robusta Việt Nam ở mức 1.970 - 2.010 đô la/tấn, so với 1.974 - 1.994 đô la/tấn trong vòng 3 tuần trước đó.
Tuy nhiên cạnh tranh về giá không phải cạnh tranh lâu bền, và thực sự giá của các doanh nghiệp Việt Nam không phải do nội tại doanh nghiệp mà có nhiều yếu tố khác tác động.
- Khả năng đổi mới công nghệ
- So với khu vực, trình độ công nghệ của nước ta còn ở mức thấp31, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tiếp thu công nghệ và đổi mới công nghệ cao.
Điển hình là khu vực viễn thông Việt Nam, theo xếp hạng của ITU, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về mật độ thuê bao di động, tiến bộ nhanh chóng về phát triển băng rộng và được đánh giá như một điểm sáng của viễn thông thế giới. Trước năm 2000, tổng lượng thuê bao điện thoại là trên 1 triệu thì đến năm 2012 đạt 132 triệu32.Năm 2000, sự xuất hiện của Viettel telecom đã làm thay đổi bộ mặt của viễn thông Việt Nam, sau đó liên tiếp nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường viễn thông.Ngày 19/4/2008, khi vệ tinh Vinasat-1 được phóng thành công vào quỹ đạo đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công nghệ trong sự đổi mới của ngành viễn thông.
- Khả năng gia công sản phẩm
30Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
31Chỉ có 2% sử dụng công nghệ hiện đại, trong khi mức độ sử dụng công nghệ hiện đại tại Thái Lan là 30%, Malaysia 51% và Singapore 73%.
Là một nước đang phát triển, đẩy mạnh gia công sản phẩm vừa có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng doanh thu, vừa có cơ hội học hỏi kỹ thuật và công nghệ mới từ doanh nghiệp yêu cầu gia công. Đứng ngay cạnh một công xưởng lớn của thế giới là Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thương hiệu lớn về khả năng gia công sản phẩm trên thị trường quốc tế..Ngoài các ngành gia công có thương hiệu như may mặc hay giầy dép, giờ đây gia công phần mềm đang trở thành một chiến lược của các công ty tại Việt Nam. ngành công nghiệp nội dung số và phần mềm của Việt Nam trị giá 2,3 tỷ USD, tăng trưởng ở mức trung bình 20-25%/năm kể từ năm 200133. Cùng với sự phát triển của Ấn Độ, các doanh nghiệp nước ngoài cần một đất nước gia công phần mềm rẻ hơn và các doanh nghiệp Việt Nam như FPT, Vietsoftware và TMA đã nắm bắt được cơ hội đó.34
33 Tạp chí Forbes
3.2.2.2 Điểm yếu
- Quy mô vốn
Như đã đề cập, có 2 nguồn vốn chính được sử dụng trong doanh nghiệp là vốn tự có và vốn vay bên ngoài. Trong khi vốn tự có không nhiều, việc đi vay ngoài lại khó khăn nên quy mô vốn doanh nghiệp Việt Nam nói chung thường rất eo hẹp.
Theo thống kê của VCCI 2012, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% số doanh nghiệp Việt Nam ( khoảng 527.000 doanh nghiệp).Nếu đem tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ là dưới 300 lao động và vốn dưới 10 tỷ đồng thì có đến 96,81% doanh nghiệp nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm này. Trong đó, xét quy mô về vốn thì doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%; từ 1 - 5 tỷ đồng chiếm 37,03%; doanh nghiệp có vốn từ 5 - 10 tỷ đồng chỉ chiếm 8,18%. Còn nếu tính riêng 6 tháng đầu năm 2012, vốn đăng ký mới bình quân của mỗi doanh nghiệp này ước đạt 6,5 tỷ đồng.35
Như vậy, với số vốn ít ỏi, các doanh nghiệp rất khó trong việc mở rộng quy mô sản xuất, quảng cáo, thu hút nhân lực chứ chưa nói đến thực hiện các chiến lược cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ có vốn mạnh từ nước ngoài. Hơn thế nữa, trong tình hình suy thoái nói chung, việc tiếp cận vốn, đặc biệt vốn vay từ ngân hàng là rất khó khăn sẽ làm các doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong sản xuất.36
- Quy mô và chất lượng lao động
Cùng với quy mô vốn nhỏ, làm cho quy mô lao động của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không lớn. Bên cạnh đó, lao động tại các doanh nghiệp chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa có nhiều lao động có chuyên môn và 35 Theo tổng cục thống kê
36 Mặc dù chính phủ đã có những động thái cắt giảm lãi xuất cho vay với các doanh nghiệp, nhưng theo khảo sát, 30% doanh nghiệp thừa nhận không thể tiếp cận được vốn vay.
kỹ thuật cao.Thống kê 2012 thì có tới 51,3% doanh nghiệp có quy mô chỉ có 10 lao động trở xuống.
Việc thiếu hụt cả về quy mô và chất lượng lao động làm cho năng suất làm việc của doanh nghiệp không cao, còn khó khăn khi lao động nghỉ việc sẽ dẫn tới khó khăn trong thay thế lao động.
Biểu đồ 8: Năng suất lao động Việt Nam so với một số nước
Nguồn: Tổ chức lao động thế giới ILO
Năng suất lao động Việt Nam chỉ hơn Campuchia và Bangladesh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
- Mẫu mã và chất lượng sản phẩm
Tuy có nhiều cố gắng cải tiến trong chất lượng và mẫu mã nhưng sản phẩm Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao về các mặt này trên thị trường.Ngoài ra phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực yếu nên mới chỉ tập trung đầu tư vào chất lượng và giá thành sản phẩm, chưa đầu tư cải tiến mẫu mã sản phẩm, thường phụ thuộc vào mẫu mã
do nước ngoài đặt hàng; để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đã sao chép lại mẫu mã của doanh nghiệp khác, vô tình đã làm giảm tính sáng tạo và sự hấp dẫn của từng sản phẩm.
Thị trường Nhật Bản luôn yêu cầu sự mới lạ và nhiều công dụng mới cho sản phẩm, điều này làm nên thành công của một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ ban đầu của nước ta khi vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, do không đổi mới sản phẩm nên sức tiêu thụ mặt hàng này nhanh chóng giảm. Hay ngay như sản phẩm may mặc, là một nước xuất khẩu may mặc lớn với kim ngạch năm 2012 đạt 15 tỉ USD, nhưng trên thị trường nội địa sản phẩm Việt Nam chưa có thị phần lớn, vì hàng may mắc đang tràn ngập các sản phẩm từ nước khác, nhất là Trung Quốc với giá cạnh tranh và đặc biệt là mẫu mã rất đa dạng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
- Marketing và thương hiệu Việt
Các doanh nghiệp đều hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu. Thương hiệu Việt không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, mà còn là tài sản rất có giá trị, là uy tín của doanh nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Vấn đề trở lên luẩn quẩn khi doanh nghiệp không có nhiều vốn để sản xuất và chi tiêu cho quảng cáo và marketing sản phẩm, dẫn đến hàng hóa khó được biết đến trong suy nghĩ người tiêu dùng, hàng hóa sẽ khó bán hơn, dẫn đến doanh thu và lãi thấp; không đủ cho nghiên cứu và quảng cáo. Những doanh nghiệp đã lựa chọn phân khúc thị trường là người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp, nếu đầu tư vào truyền thông sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao và như vậy làm mất lợi thế chi phí thấp của họ. Đa phần các doanh nghiệp không chi nhiều cho việc xây dựng thương hiệu do chi phí cao, ngoài ra cũng do một phần chính sách của nhà nước37.
Tât cả những điều đó vô hình chung đẩy hình ảnh của cả doanh nghiệp và đất nước xuống thấp, hàng hóa Việt Nam kém sức cạnh tranh và giá bán sẽ không được cao. Mặt khác, có những trường hợp xây dựng thương hiệu chưa hoàn thiện khiến nhiều doanh nghiệp bị mất thương hiệu tại nước ngoài, khiến doanh nghiệp mất thương hiệu đã gây dựng nhiều công sức, hoặc nếu có lấy được thương hiệu cũng sẽ tốn nhiều chi phí.
Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới). Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này.
- Kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, hợp tác
Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đều là các doanh nghiệp non trẻ, so với các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới thì không đáng kể. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường bị thất thế khi cạnh tranh, hoặc cả khi hợp tác với các doanh nghiệp có kinh nghiệm, doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu thua thiệt khi có tranh chấp xảy ra.
- Liên kết doanh nghiệp
Thực tế đã chỉ ra một doanh nghiệp không thể tồn tại và kinh doanh trong thị trường thương mại quốc tế diễn ra cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.Các doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh, nhưng vừa phải liên kết với nhau. Điển hình giữa 2 tập đoàn lớn là Samsung và Apple, tuy cùng cạnh tranh nhau trên mảng di động và máy tính với hàng loạt vụ kiện và tranh giành nhau trên thị trường, nhưng mặt khác, Samsung lại là hãng cung cấp linh kiện quan trọng cho Apple và Apple là một khách hàng lớn của Samsung. Như vậy trên thị trường, không phải doanh nghiệp nào cũng phải cạnh tranh một mất một
còn với nhau, tuy cạnh tranh và có hợp tác sẽ là con đường tốt hơn cho các doanh nghiệp.
Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu thì thường lại ít có sự liên kết hợp tác với nhau. Do không có sự liên kết chặt chẽ khiến các doanh nghiệp tự hoạt động và phá vỡ các quy hoạch phát triển, đồng thời ảnh hưởng xấu đến thị trường và giá cả. Như trường nông sản, do không tuân thủ quy hoạch phát triển vùng miền, nhiều nơi nông dân ồ ạt trồng café, điều để đến khi rớt giá lại đua nhau chặt hạ.Khi các khu chế biến tập trung chưa hình thành, vùng nguyên liệu bấp bênh, giá cả biến động do thương lái nước ngoài chi phối.Các hiệp hôi doanh nghiệp được lập ra nhưng lại chưa có những bước đi cụ thể. Lĩnh vực Logistics, các doanh nghiệp hầu hết phát triển tự phát hơn là có chủ đích, khả năng cung ứng bị hạn chế, chất lượng không đồng đều, giá cả không cạnh tranh khiến thị phần hầu hết rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
3.2.2.3 Cơ hội hướng về thị trường nội địa
- Sự phát triển của thị trường nội địa
Dân số Việt Nam tăng nhanh với khoảng 88 triệu người, trong đó gần 70% dân số ở độ tuổi dưới 35 - là độ tuổi có mức chi tiêu cao nhất; mức sống và chi tiêu của người dân cũng tăng dần theo thu nhập (khoảng 18%/năm) và tổng mức bán lẻ tăng khoảng 20%/năm. Theo số liệu thống kê năm 2009, bình quân mỗi người dân Việt Nam chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ khoảng 438.000 đồng/năm. Năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ Việt Nam 1.565.189 tỷ đồng - tăng 28,87% so với năm 2009 .Đỉnh điểm năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa dich vụ đã đạt 100 tỷ USD( tương đương 2 000 nghìn tỷ đồng), tăng 29,3% so với năm 2011.Riêng thị trường nông thôn, nơi chiếm tới 70% dân số ngày càng có nhu cầu tăng cao về mọi mặt của sinh hoạt và tiêu dùng.
Điều đó cho thấy, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam rất đa dạng và thị trường nội địa Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để khai thác.
Như vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết khai thác các khu vực tiềm năng như vậy, thì dù trong thời kỳ suy thoái, thị trường nội địa vẫn là thị trường đem lại doanh số bán hàng lớn và doanh thu cao cho các doanh nghiệp.
- Sự hiểu biết về văn hóa, xã hội
Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam lại chọn cách liên doanh hoặc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng kinh doanh sản xuất, thay vì các công ty sử dụng hình thức 100% vốn nước ngoài. Chính yếu tố khác biệt về văn hóa, xã hội đã tạo sự khác biệt cho thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.
Thị trường châu Âu là một thị trường với nhiều tiêu chuẩn cao cho các loại hàng hóa nhập khẩu, vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài khi mới gia nhập thị trường châu Âu rất hay bị khiếu nại hoặc phải bồi thường vì hàng hóa không đủ tiêu chuẩn kĩ thuật. Nhật Bản cũng là một thị trường khó tính, ngoài những tiêu chuẩn kĩ thuật ngặt nghèo, các doanh nghiệp nhập khẩu phải đáp ứng được thị hiếu của văn hóa phương đông, do đó không ít doanh nghiệp đã thất bại khi không tìm hiểu khi tham gia thị trường Nhật Bản. Hoa kỳ lại là một thị trường nhập khẩu dễ chịu hơn châu Âu và Nhật Bản, do xã hội Mỹ là xã hội tự do với nhiều văn hóa trên khắp thế giới, nên hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ gần như chắc chắn sẽ trúng nhu cầu tiêu cầu tiêu thụ của một nhóm người trong thị trường nội địa Mỹ.
Vì thế các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập cần phải có thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường trong nước của nước khác.Đây chính là một rào cản khi một nước muốn tham gia vào thị trường các nước khác nhưng lại là cơ hội của các doanh nghiệp của nước đó.
Xem xét trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam, nếu các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội là sự hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa hơn các doanh nghiệp nước ngoài; và tận dụng được cơ hội là thời gian xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp khi hướng về thị trường nội địa có thể nhanh chóng hơn để chiếm lĩnh và làm chủ thị trường nội địa, giảm bớt được các điểm yếu về sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt.
- Chính sách của nhà nước
Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, chính phủ luôn cố gắng mọi nỗ lực để bảo vệ và thúc đẩy nền sản xuất còn non trẻ trong nước.Với thị trường nội địa, chính phủ luôn cố gắng sử dụng các chính sách cả trực tiếp và gián tiếp để phát triển thị trường.
Ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản số 264-TB/TW về việc tổ chức cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Sau thời điểm này, chương trình đã được phát động trên toàn quốc. Trong năm 2009 Chính phủ đã quyết định dành hơn 51 tỷ đồng cho các hoạt động