- Nguồn vốn của doanh nghiệp
Lãi suất cho vay ngoại tệ của Việt Nam vẫn còn ở mức khá cao (8%/năm) trong khi doanh nghiệp nước ngoài vay ngoại tệ với lãi suất chỉ 3%/năm, điều này khiến doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh. Hàng tồn kho lớn, vốn quay vòng chậm vì đối tác mua hàng cũng gặp nhiều khó khăn thì công ty vẫn phải chịu lãi suất vay của Ngân hàng thương mại cổ phần lên
tới 20 - 24%/năm, các ngân hàng nhà nước cho vay với lãi suất thấp hơn nhưng vẫn cao 17 - 18%/năm.. Doanh nghiệp năm nay huy đông vốn thấp hơn năm trước một phần do giá cổ phiếu thời gian qua giảm mạnh khiến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp ở giá 10.000 đồng/cổ phiếu trở nên vô cùng khó khăn. Vốn FDI thực hiện năm 2012 đạt 10,46 tỷ USD, giảm 4,9% so với năm 2011, trong khi vốn đăng ký 12,72 tỷ USD, giảm mạnh 22,39%.
Năm 2012, tình hình kinh tế trong và ngoài nước phức tạp, điều kiện kinh doanh suy giảm, các doanh nghiệp đối diện với rất nhiều khó khăn. Tiếp đến là 53,6% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn và 49,2% gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào.Những bất ổn vĩ mô đã gây khó khăn cho 23,6% số doanh nghiệp, còn nhu cầu thị trường nước ngoài suy giảm gây ảnh hưởng tiêu cực cho khoảng 10 % số doanh nghiệp. Đối với vấn đề lao động chỉ có khoảng 12% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng.
Biểu đồ4: Những rào cản vay vốn của doanh nghiệp
- Số lượng doanh nghiệp
Năm 2011, số doanh nghiệp đã tự giác đóng cửa, tuyên bố phá sản tăng 21,8% so với năm 2010, chín tháng đầu năm 2011 lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới giảm hẳn. Trước đó, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng công bố con số gây choáng là đã có hơn 48.700 doanh nghiệp giải thể và ngừng đăng ký thuế, cao hơn 20% so với cùng kỳ, do lạm phát tăng quá cao.
Năm 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể. Tuy rằng số doanh nghiệp thành lập mới cũng lên tới con số 65.000 doanh nghiệp, nhưng phân tích của các chuyên gia cho thấy, 10.000 doanh nghiệp “ròng” bao gồm cả những doanh nghiệp trên thực tế đã không hoạt động nhưng chuyển sang đăng ký thành lập mới nhằm mục đích vay vốn chứ không phải là mới hoàn toàn.
Biểu đồ5: Số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, giải thể thành lập mới từ năm 2010- 2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Lao động
Kết quả khảo sát từ Talentnet14 cũng cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong năm 2010 tăng 57%. Cầu tăng trong khi nguồn cung vẫn giữ nguyên sẽ làm xuất hiện tình trạng dịch chuyển lao động giữa các doanh nghiệp. Điều này càng khiến cho các doanh nghiệp khó giữ lao động trong bối cảnh cùng 14 công ty tư vấn nhân sự Talentnet
phát triển nhưng nguồn nhân lực lại khan hiếm. Kết quả khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy năm 2010, khu vực này cần 280.000 lao động, trong đó, nhu cầu lao động giản đơn và công nhân kỹ thuật tăng mạnh. Tuyển dụng lao động nhiều nhất là các ngành dệt may, giày da chiếm 18,79%; kế đến là viễn thông chiếm 7,75%. Các ngành điện, điện tử, điện công nghiệp, cơ khí... cũng có nhu cầu tuyển dụng cao.
Tuy nhiên, năm 2012 thị trường lao động trùng xuống, chỉ trong 6 tháng đầu năm do có nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động nên thị trường lao động thành phố chưa thật sự ổn định và phát sinh nhiều nghịch lý, tồn tại mất cân đối giữa nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc làm. Chỉ số nhu cầu tuyển dụng giảm 15% so với 6 tháng đầu năm 2011, nhu cầu nhân lực giảm đa số các nhóm ngành nghề.Ngoài ra, tình trạng lao động thất nghiệp, không tìm được việc làm, mất việc mà nguyên nhân chính xuất phát từ sản xuất , kinh doanh gặp khó khăn và yêu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp là vấn đề đáng quan tâm của thị trường lao động năm 2012.
- Môi trường kinh doanh
Năm 2011 là năm mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt rất nhiều khó khăn. Môi trường kinh doanh giảm xuống thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại. Các lĩnh vực ít có sự chuyển biến nhất vẫn là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chống hàng giả, hàng nhái, tiếp cận ngoại tệ và tiếp cận đất đai. Các yêu cầu về chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong khâu sản xuất cũng như tiêu dùng. Hàng hóa của Việt Nam khi đem xuất khẩu thường thị các nước khác chèn ép, gây mất chi phí, mất uy tín cũng như mất thị phần trên thị trường thế giới. Doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế đều phải chịu các thủ tục rườm rà về thuế, các thủ tục xuất nhập khẩu, cũng như các điều kiện về yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Về phía giá cả, có nhiều vụ
kiện xảy ra giữa các nước với một số mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011, có đến 10 vụ kiện chống bán phá giá. Và chỉ 6 tháng đầu năm 2012 có thêm 2 vụ chống bán phá giá xảy ra. Những vụ kiện này làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, mất nhiều chi phí, thời gian và nguồn lực cho việc bào chữa và nếu thất bại sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá rất cao, làm giảm khả năng cạnh tranh, khiến doanh nghiệp thậm chí cả ngành hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Thế nhưng, gần đây còn xuất hiện nhiều công cụ phòng vệ thương mại khác đồng thời với kiện chống bán phá giá như kiện chống trợ cấp để áp thuế kép rất cao hay kiện tự vệ. Rất nhiều những quy định làm cho Việt Nam ngày càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận và duy trì thị trường ngoài nước.
- Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng số thu thuế thì số nợ thuế cũng gia tăng. Tốc độ tăng nợ thuế đáng lo ngại nhất là vào những năm 2007 và 2008 với mức tăng tương ứng là 44,3% và 87,9%; hai năm sau đó, năm 2009 và 2010 có chậm lại.
Tuy nhiên, xét tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu từ thuế thì năm 2008 có tỷ lệ nợ thuế trên số thu nội địa trừ dầu cao nhất, ở mức 9,94%. Đây cũng là năm tăng vọt về tỷ lệ nợ thuế trên số thu so với hai năm trước đó (tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu nội địa trừ dầu chỉ là 6,05% và 6,94%). Năm 2009 và 2010, tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu nội địa trừ dầu giảm đáng kể so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao, với các tỷ lệ tương ứng là 8,54% và 7,59%.
Đến cuối năm 2011 số nợ thuế phải thu chiếm tỷ trọng 6,95% so với số thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước, tăng 1,76% so với năm 2010. Tính đến hết tháng 2/2012, số thuế nợ tăng 28,5% so với 31/12/2011, trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 25,7%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 13,9%, khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 4,3%. Một số ngành có số nợ thuế giá trị gia tăng tăng cao so với cùng kỳ 2011 như bất
động sản, vận tải, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nông- lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai khoáng, dịch vụ ăn uống khách sạn.