Điều kiện từ ngoài nước

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 109)

- Hàng hóa, nguyên vật liệu từ nước ngoài

Trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam, tỷ trọng nhập khẩu thiết bị máy móc và nguyên vật liệu từ nước ngoài phục vụ cho sản xuất trong nước chiếm một tỷ lệ rất lớn 42. Do đó, lượng hàng hóa nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ giúp thực hiện chiến lược về thay đổi sản phẩm. Nếu suy thoái làm suy giảm khả năng sản xuất của các đối tác chính mà các doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu nguyên vật liệu, điều đó sẽ ảnh hưởng đến chính các hoạt động sản xuất, đổi mới chất lượng và mẫu mã hàng hóa để phục vụ thị trường nội địa và ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược trở về thị trường nội địa của các doanh nghiệp.

42 Năm 2012, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011

Để khắc phục khó khăn này, các doanh nghiệp Việt Nam nên chuyển sang xu hướng thay thế các nguyên liệu ngoại nhập bằng các nguyên liệu có sẵn trong nước, dần dần đầu tư hơn và nghiên cứu chế tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào máy móc, công nghệ nước ngoài.

- Vốn đầu tư từ nước ngoài

Với quy mô nhỏ, việc các doanh nghiệp Việt Nam phải đi vay vốn , trong đó có nguồn vốn từ nước ngoài là một trong những điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu của mình. Việc tăng lượng vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.

Trong thời kỳ suy thoái, lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hoặc góp vốn với doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm; hoặc chính sách của các chính phủ các nước là đưa thêm tiền vào nền kinh tế sẽ làm giảm giá trị đồng tiền và làm giảm giá trị của vốn đầu tư; những điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.

Để bớt phụ thuộc vào vốn nước ngoài trong thời kỳ này, doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển cơ cấu vốn sang những nguồn khác, hoặc sử dụng những phương án khác tiết kiệm chi phí hơn.

3.4.2 Điều kiện từ trong nước

- Khung pháp luật

Pháp luật của nhà nước được quy định trực tiếp đến việc hình thành của các doanh nghiệp, loại hàng hóa doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh, cách doanh nghiệp được phép bán hàng… Như vậy, với khung pháp luật điều chỉnh phù hợp sẽ giúp các biện pháp của doanh nghiệp thực hiện dễ dàng hơn:

• Điều chỉnh luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Với mức thuế 25% được coi là rất cao với các doanh nghiệp, thì việc giảm thuế doanh nghiệp sẽ là một biện pháp cần thiết giúp doanh nghiệp có động lực đầu tư sản xuất kinh doanh, cũng như không chịu thêm nhiều áp lực.

• Điều chỉnh luật quảng cáo: những bất cập trong việc quy định chi phí quảng cáo “không được vượt quá 10% tổng số chi được trừ, đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể

từ khi được thành lập” sẽ hạn chế các doanh nghiệp trong việc tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước. Việc điều chỉnh tăng trần cho chi phí quảng cáo, hay so sánh tỷ lệ chi phí quảng cáo với tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ được giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường nội địa tốt hơn.

• Điều chỉnh luật khuyến khích đầu tư trong nước: luật được ban hành năm 1994 và điều chỉnh năm 1998. Do không được cập nhật trong thời gian dài, các điều luật về lĩnh vực được đầu tư ( điều 15), hỗ trợ vốn và miễn thuế được coi là không còn hấp dẫn các doanh nghiệp ( điều 20, 22). Do đó, việc sửa đổi luật khuyến khích đầu tư trong nước là vấn đề quan trọng trong điều kiện kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến như hiện nay.

- Cơ sở hạ tầng

Như đã đề cập, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp kém cả trên Thế giới và trong khu vực.Vì vậy, các doanh nghiệp muốn trở lại thị trường nội địa thì cơ sở hạ tầng phải được đầu tư và nâng cấp.

Ngoài hệ thống đường xá cần mở rộng phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, điện dùng cho sản xuất cũng cần được luôn đảm bảo ở mức ổn định để doanh nghiệp giữ được kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Chính sách kịp thời

Khác với khung pháp luật điều chỉnh hoạt động chung của doanh nghiệp, chính sách tác động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ toàn diện đến cả nhận thức và hành vi của doanh nghiệp. Vì vậy trong những bước chuyển thị trường nhạy cảm như việc trở về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái càng cần có những chính sách đúng đắn và kịp thời giúp ích cho doanh nghiệp.

• Chính sách vĩ mô: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tuỳ theo tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng và chỉ số giá tiêu dùng để hạ nhanh lãi suất huy động và lãi suất cho vay; cơ cấu lại tín dụng, ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, sử dụng nhiều lao động…, một số phân khúc trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản; Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn

tín dụng và thị trường chứng khoán thông qua phát triển thị trường chứng khoán43.

• Chính sách chi tiêu công: tìm nguồn vốn bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA; triển khai các giải pháp đẩy nhanh đầu tư xây dựng cơ bản; đôn đốc để đảm bảo đủ điều kiện triển khai thực hiện các dự án; Thực hiện quản lý, cấp phát thanh toán vốn đầu tư, vốn trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định và kịp thời cho các dự án phù hợp với kế hoạch và tiến độ thực hiện; tạm ứng vốn theo đúng quy định; Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo đúng chính sách chế độ, đúng đối tượng và kịp thời.

• Chính sách giá và trợ cấp: Tăng cường hiệu quả công tác quản lý, điều hành giá, nhằm đảm bảo giá cả hàng hoá, đặc biệt là giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, phản ánh đúng giá trị thị trường, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ hàng hoá nhằm thao túng thị trường giá cả...; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kết hợp với thuế để ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nguyên vật liệu quan trọng; Rà soát và thực hiện trợ giá xăng dầu, điện đầu vào cho một số lĩnh vực sản xuất/đối tượng (ngư dân đánh bắt xa bờ, sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo)nếu những mặt hàng này tiếp tục có biến động lớn về giá.

- Sự ủng hộ người dân

Sẽ không có giải pháp nào của doanh nghiệp có thể thực hiện tốt được nếu không có sự ủng hộ của người dân. Do đó, điều kiện quan trọng nhất để thực hiện được giải pháp của các doanh nghiệp khi trở về thị trường nội địa là người dân phải chấp nhận hàng hóa của các doanh nghiệp.

Để lấy được sự tin tưởng, ủng hộ của người dân thì ngoài những hỗ trợ của chính phủ như cuộc vận động người Việt Nam tin dùng hàng Việt Nam, hay đưa hàng về nông thôn thì chính các doanh nghiệp cũng phải tự nâng cao sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng nội địa. 43 Gói kích cầu năm 2009 có trị giá 160.000 tỷ đồng, tương đương 9 tỷ USD có 17.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho vay tín dụng. Đây có thể coi là phần các doanh nghiệp được hỗ trợ trực tiếp nhất. Năm 2012, gói hỗ trợ doanh nghiệp có trị giá 92 000 tỷ đồng chủ yếu tập chung giảm thuế.

Kết luận

Trong thời kỳ suy thoái, do những thay đổi cả về phương diện chủ quan và khách quan, khiến việc tìm cách cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể giữ vững hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình là hết sức khó khăn. Vì vậy, việc tìm ra một hướng đi như trở về thị trường nội địa là rất đáng chú ý cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với mục đích thông qua phân tích lý thuyết và kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thành công, để tìm ra được những biện pháp cụ thể giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể quay trở lại thị trường nội địa một cách hiệu quả nhất, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài mang tên “Doanh nghiệp Việt Nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái”. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thu được một số kết quả sau đây:

- Thứ nhất, nhóm nghiên cứu đã tổng quát những lý luận tổng quát về suy thoái, sự ảnh hưởng suy thoái đến doanh nghiệp; lợi thế của thị trường nội địa, từ đó đi đến kết luận, việc quay trở lại thị trường nội địa thời kỳ suy thoái là một trong những hướng đi chính xác.

- Thứ hai, bằng việc nghiên cứu thực tế, nhóm nghiên cứu chỉ ra thực trạng của suy thoái tác động mạnh mẽ thế nào đến tình hình kinh tế thế giới, trong nước và ảnh hưởng của doanh nghiệp. Những kinh nghiệm của một số doanh nghiệp thành công điển hình cho thấy việc quay trở về thị trường nội địa thành công sẽ tạo ra những kết quả lớn cho doanh nghiệp không chỉ trong thời kỳ suy thoái mà cả trong thời kỳ ổn định và phát triển của nền kinh tế.

- Thứ ba, việc đưa ra những biện pháp về phân phối, quảng cáo sản phẩm,… những ví dụ cụ thể để minh họa cho những biện pháp và những điều kiện để có thể thực hiện những biện pháp này có thể mở ra một lối đi cho doanh nghiệp Việt Nam muốn trở lại thị trường nội địa không chỉ trong những

khoảng thời gian suy thoái, mà còn có thể có trong chiến lược của các doanh nghiệp trong bất kỳ giai đoạn nào.

Do những hạn chế trong quy mô nghiên cứu của nhóm sinh viên, khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu cho việc nghiên cứu, cũng như tìm kiếm những doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp đã được đưa ra, đề tài chỉ dừng lại ở việc đề xuất những biện pháp khả thi có thể thực hiện để doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm ra hướng đi khi muốn hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái. Hy vọng, kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ là một tài liệu hữu ích góp phần vào việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện những biện pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể vẫn phát triển ổn định trong thời kỳ suy thoái; giúp nhà nước có thể đưa ra những chính sách và biện pháp kịp thời giúp ích cho doanh nghiệp và phát triển nền kinh tế Việt Nam.

DANH MỤC THAM KHẢO

Danh mục tiếng việt

1. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương 2007, “Giáo trình kinh tế đầu tư”, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân

2. TS. Phạm Ngọc Linh, TS Nguyễn Thị Kim Dung 2008, “ Giáo trình kinh tế phát triển”, nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân

3. Bộ Tài Chính 2012, “ Thông cáo báo chí :Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay và các biện pháp tài chính tháo gỡ khó khăn

4. Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại- Bộ công thương 2009, “ Xúc tiến thương mại và kích cầu nội địa thực trạng và giải pháp

5. TS Nguyễn Đức Thành, nhóm nghiên cứu của VEPR 2012, tham luận tại Hội thảo khoa học: “Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách năm 2013”.

6. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, “Luật đầu tư”

7. Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại- Bộ công thương 2009, “Kinh nghiệm thành công của một số doanh nghiệp trong nước, trong công tác xúc tiến thương mại và chiếm lĩnh thị trường nội địa”, nhà xuất bản Công Thương.

8. Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhalls (1948), “Kinh tế học”- bản dịch tiếng Việt, nhà xuất bản Tài Chính.

9. Trần văn Chiến, Quản trị marketing, nhà xuấtbản Đại học Kinh tế Quốc Dân

10.TaiLieu.VN: Khoảng trống thị trường nội địa - Kỳ 3: Những cách làm thành công - Thư Viện Tài Liệu Trực Tuyến Việt Nam

11.TaiLieu.VN: 10 cách vượt qua suy thoái kinh tế - Thư Viện Tài Liệu Trực Tuyến Việt Nam

12.TONG CUC THONG KE

13.Cả nước có 375.000 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động->Tin hoạt động SXKD

Danh mục tiếng anh

1. Từ điển American Heritage 2012, FIFTH Edition Website

1. Wikipedia 2013

“ Suy thoái kinh tế” xem ngày 10/2/2013

http://vi.wikipedia.org/wiki/Suy_tho%C3%A1i_kinh_t%E1%BA %BF

” Conference Board Leading Economic Index” , xem ngày 10/02/2013 http://en.wikipedia.org/wiki/Index_of_Leading_Indicators

Inverted yield curve”, xem ngày 10/02/2013

http://en.wikipedia.org/wiki/Inverted_yield_curve#Inverted_yield_curv e

2. Vneconomy 2012

“10 dự báo kinh tế thế giới 2013”, xem ngày 20/02/2013”

vneconomy.vn/20121205095636961P0C99/10-du-bao-kinh-te-the-gioi- 2013-cua-goldman-sachs.htm

3. What is Market? Meaning Types or Classification of Market - Chart

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w