Thị phần hàng hóa sản xuất trong nước tại thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 63)

Sức tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước của ngành trong những năm gần đây cho thấy, chỉ có nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao trên 90% tại thị trường nội địa. Còn nhiều ngành chỉ chiếm từ 50- 70%, thậm chí có ngành chỉ chiếm dưới 50%.Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hàng sản xuất trong nước để mất thị trường nội địa.

- Từ trong nhận thức, do thiếu thận trọng khi xác định và phát triển các loại thị trường đối với việc đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

- Do hạn chế về sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa trong nước. Theo thống kê của bộ khoa học và công nghệ, trình độ khoa học công nghệ Việt Nam lạc hậu hơn từ 7-8 thế hệ nên năng suất sản xuất của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới từ 2-15 lần, từ đó làm giá thành cao hơn.

2.3.4 Chính sách của nhà nước

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010,Chính phủ đã khẳng định: “ Phát triển thương mại, mở rộng thị trường trong nước”. Để thực hiện chủ trương này, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 311/QĐ-TTg ngày 30/03/3003 về việc phê duyệt đề án “ tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010” nhằm phát triển thương mại trong nước, từ đó thúc đẩy kinh tế.

Năm 2005, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo Bộ thương mại ( nay là bộ Công thương) xây dựng và triển khai thực hiện đề án “ phát triển thương mại trong nước 2006-2010, định hướng 2020”. Đề án đưa ra mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại.

Năm 2007, Chính phủ phê duyệt “ đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng 2020”. Lần đầu tiên thương mại trong nước được đặt vấn đề một cách cụ thể, được tạo điều kiện để phát triển trong bối cạnh hội nhập

Ngày 15/7/2009, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 21/2009/TT-BTC quy định việc xây dựng và hỗ trợ thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại trong nước năm 2009. Theo đó, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trong nước được hỗ trợ kinh phí. Chương trình này bao gồm các nội dung như: hỗ trợ năng lực cộng đồng (hoạt động điều tra, khảo sát thị trường, thông tin mạng lưới phân phối, thương nhân thực hiện vào quý 3 và 4/2009; tổ chức hội thảo và tọa đàm thực hiện vào tháng 8/2009); tổ chức hội chợ nông sản và sản phẩm làng nghề (phía Bắc vào tháng 11/2009 và phía Nam vào 3/2010); các đợt đưa hàng Việt về nông thôn, khu đô thị, khu công nghiệp; hoạt động truyền thông (thời gian từ tháng 8/2009- 8/2010).

Ngày 06/01/2010, Thủ tướng ký quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt đề án” Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng 2020”. Dự kiến chính phủ chi khoảng 9 tỷ đồng để phát triển thương mại nông thôn, để theo tiêu chí tất cả các chợ đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020

CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HƯỚNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚCNHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÚP DOANH NGHIỆP TRỞ VỀTHỊ

TRƯỜNG TRONG NƯỚC

3.1 Lợi thế của thị trường nội địa Việt Nam và sự cần thiết nên hướng về thị trường nội địa của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp việt nam hướng về thị trường nội địa trong thời kỳ suy thoái (Trang 63)