Thị trường nội địa Việt Nam đang được đánh giá là đầy tiềm năng bởi hai yếu tố: dân số đông với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh kéo theo thu nhập bình quân đầu người tăng khá.
- Dân số và tỷ lệ tăng dân số
Việt Nam hiện có hơn 88 triệu dân và là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á ( sau Indonesia và Philippines), đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Trong đó, khoảng 70% dân số có độ tuổi dưới 35, độ tuổi có mức chi tiêu cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng.
Tốc độ tăng dân số của Việt Nam khá nhanh. Kết quả tổng điều tra 01/04/2009 cho thấy, sau 10 năm dân số nước ta tăng thêm 9,46 triệu người, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm ( tỷ lệ tăng dân số) trong thời kỳ giữa 2 cuộc tổng điều tra 1999 và 2009 là 1,2%.
Trong tổng số dân của cả nước, thì 25,37 triệu người cư trú ở khu vực thành thị và 60,42 triệu người cư trú tại khu vực nông thôn21. Như vậy, có 29,6% dân số sống trong khu vực thành thị so với 23,5% vào năm 1999.
Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao nhất và tốc độ đô thị hóa khá nhanh, dân số thành thị chiếm 57,1% ( năm 1999 là 55,1%), vùng này có ba trung tâm thành thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. Đồng bằng sông Hồng có mức đô thị hóa cũng tương đối cao với 29,2% dân số thành thị ( năm 1999 là 21,1%), vùng này có ba trung tâm thành thị lớn là Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng.
Biểu đồ7: Dân số của Việt Nam qua các thời kỳ
Nguồn: tổng hợp từ số liệu thống kê
- Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, đã kéo theo thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện rõ rệt.
GDP bình quân theo đầu người tăng từ mức 423USD năm 2001, lên gần 1100 USD năm 2009, tăng gấp 2,6 lần năm 2001. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm trên 2%.
Dân số đông, tăng nhanh và thu nhập cá nhân đang được cải thiện một cách đáng kể, điều đó cho phép người tiêu dùng có khả năng mua sắm được
nhiều hàng hóa hơn, thể hiện doanh số bán lẻ ngày càng tăng22 trong những năm gần đây, tương đương với 45% GDP danh nghĩa
Bảng3: tốc độ tăng GDP và thu nhập bình quân
Năm GDP tính theo giá so sánh 1994 (nghìn tỷ đồng) GDP tính theo giá thực tế (nghìn tỉ đồng) Tốc độ tăng GDP (%) Thu nhập bình quân (USD/ năm) 2001 292,53 481,9 6,89 423 2002 313,25 535,76 7,08 450 2003 336,24 613,44 7,34 480 2004 362,4 715,3 7,79 542 2005 393 839,21 8,44 637 2006 425,4 974,27 8,23 722 2007 461,4 1144,01 8,48 835 2008 489,72 1477,72 6,23 960 2009 515,33 1556 5,32 1100 2010 655,75 1980 6,78 1168 2011 694.37 2096,62 5,89 1300 2012 729.3 2202.08 5,03 1540 Nguồn:Tổng cục thống kê
Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các nước châu Á khác, bao gồm cả Trung Quốc ( 38%) và Thái Lan. Qua giai đoạn 2001- 2005, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ bình quân tăng tới 10,3%/ năm so với GDP chỉ tăng 7,5%. Năm 2008- 2009, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vấn đạt mức rất cao, tương ứng là 31% và khoảng 22%. Như vậy, quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thì quy mô thị trường nội địa đã tăn từ khoảng 10,8 tỷ USD năm 1997 lên 55 tỷ USD năm 2008 và 65 tỷ USD trong năm 2009.
3.1.2 Sự cần thiết phải hướng về thị trường nội địa của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ suy thoái
Dựa trên những phân tích về lợi thế của thị trường nội địa và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ suy thoái, có thể thấy việc trở lại thị trường nội địa là rất cần thiết do lợi ích của nó mang lại 22 Năm 2005, Việt Nam xếp thứ 3 trong danh sách những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất thể giới
trong tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các hoạt động của xã hội.
Lợi ích của doanh nghiệp
- Giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm
Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ được sản phẩm là vấn đề cốt lõi giúp doanh nghiệp tồn tại. Nhất là với các doanh nghiệp Việt Nam, trong thời kỳ suy thoái không thể dựa vào việc xuất khẩu hàng hóa như trong thời kỳ ổn định, vì vậy thị trường nội địa có vai trò quan trọng trong việc giúp tiêu thụ sản phẩm, ổn định doanh thu, từ đó duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp
- Tìm thị trường mới
Với sự phát triển nhanh của kinh tế- xã hội, thị trường Việt Nam đã trở thành một thị trường lớn. Việc các doanh nghiệp Việt Nam trở về đồng nghĩa với việc tham gia vào một thị trường lớn, điều đó cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp có cơ hội tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn, đem lại doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn. Việc tham gia vào một thị trường mới, cũng có thể giúp cho doanh nghiệp Việt Nam tìm ra và phát huy thế mạnh của mình; tăng khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Điểm tựa cho doanh nghiệp
Thực tế của các nước phát triển cho thấy, hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường quốc tế đều trải qua một thời gian dài phát triển tại thị trường nội địa để trở lên lớn mạnh. Cùng với sự giúp đỡ các chính sách trực tiếp, gián tiếp từ chính phủ và sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp Việt Nam một khi trở lại thị trường nội địa thành công sẽ có một điểm tựa vững chắc từ việc hoạt động trên thị trường nội địa là: lợi nhuận từ thị trường nội địa và kinh nghiệp kinh doanh từ thị trường nội địa. Từ những nền tảng này, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hay chống lại những khó khăn từ suy thoái hay những biến động của nền kinh tế.
- Tăng lượng hàng hóa trên thị trường
Thị trường nội địa đã và đang được dự báo sẽ còn tăng trưởng mạnh về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong thời gian tới, bất kể ảnh hưởng của suy thoái. Tình trạng căng thẳng do tăng nhu cầu hàng hóa, có thể dẫn đến tình trạng tăng giá, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vì vậy việc các doanh nghiệp Việt Nam quay trở lại thị trường nội địa sẽ tăng lượng hàng hóa trên thị trường, nhất là trong khu vực nông thôn ( nơi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng nhanh), điều này vừa đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, vừa đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
- Chống độc quyền
Do thiếu sự quan tâm của chính phủ, cũng như chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp Việt, một số chủng loại hàng hóa trên thị trường nội địa đang bị chiếm lĩnh bởi các tập đoàn lớn của quốc tế, gây ra sự tăng giá bất hợp lý, việc phân phối hàng thiếu công bằng, gây bất ổn thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam trở về thị trường nội địa, sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn, người tiêu dùng trong nước có quyền được lựa chọn loại hàng hóa phù hợp hơn.
- Định hướng hàng hóa tiêu dùng
Việc tiêu dùng loại hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu cũng là một chỉ tiêu cần được định hướng để đảm bảo sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.Một đất nước đang phát triển như Việt Nam mà tiêu dùng quá nhiều hàng xa xỉ mà không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, có thể sẽ làm thụt lùi sự phát triển của đất nước.Ngoài ra, các loại hàng hóa từ nước ngoài đưa vào thị trường nội địa có thể là để phục vụ cho mục đích chính trị, làm rối loạn và suy yếu đất nước ta. Do đó, khi hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam được tiêu thụ trên thị trường trong nước, cùng với các chính sách của nhà nước, sẽ giúp định hướng tiêu dùng theo hướng phù hợp, tránh gây lãng phí để tập trung cho công cuộc phát triển đất nước một cách toàn diện.
3.2 Dự báo tình hình kinh tế ; những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi hướng về thị trường trong nước