trong thời kỳ suy thoái
Như đã đề cập, sự suy thoái kinh tế kéo theo thất nghiệp gia tăng, suy giảm đầu tư và tiêu dùng… Để thúc đẩy nền kinh tế trở lại, các quốc gia thường chọn giải pháp là kích cầu kinh tế.Khi các gói kích cầu được sử dụng vào các công việc thích hợp sẽ kéo được nền kinh tế thoát khỏi suy thoái và trở lại bình thường.Tuy nhiên, các gói kích cầu thường đồng nghĩa với việc đưa thêm nhiều tiền vào nền kinh tế, điều này có nghĩa đồng tiền trong nước sẽ mất giá nhanh hơn9.
Đứng trên quan điểm của một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào nước đó, điều này là hoàn toàn bất lợi.Thứ nhất, việc xuất khẩu vào một thị trường đang có mức tiêu dùng giảm đi chắc chắn sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thứ hai, do đồng tiền của nước nhập khẩu rẻ đi tương đối, nên hàng hóa từ các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên đắt hơn, do đó, người dân trong nước có xu hướng sẽ chuyển về tiêu dùng hàng hóa trong nước, thay vì chọn hàng nhập khẩu. Chưa kể đến, các chính sách khác của nước nhập khẩu muốn kích thích sản xuất trong nước sẽ dùng các biện pháp khác để hạn chế, không cho hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường nước đó.Như vậy, chọn thêm một thị trường xuất khẩu khác trong thời kỳ suy thoái chưa hẳn là một biện pháp tốt.
Trong khi đó, điều này lại là một thuận lợi của các doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường nội địa, do các doanh nghiệp sẽ tận dụng được các gói hỗ trợ của chính phủ để đưa vào sản xuất hay cầu tiêu dùng trong nước tăng do được kích cầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường trong nước sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều do biến động tỉ giá.
9Từ tháng 10/2012 đến tháng 1/2013, đồng Yên đã mất giá 14% so với USD do chính sách kích cầu của chính phủ Nhật Bản.
Từ những phân tích cho thấy, thị trường nội địa là sự lựa chọn phù hợp để kinh doanh trong thời kỳ suy thoái, đồng thời nhắc nhở cho các doanh nghiệp thấy không nên quá mải mê vào thị trường xuất khẩu mà quên mất sự quan trọng của thị trường nội địa.