Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu thạch dừa Cocojely trên thị trường các đô thị phía Bắc (Trang 78)

- Khuyến mãi cho người tiêu dùng cuối cùng: Hoạt động này phải gắn

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC TRIỂN THƯƠNG HIỆU THẠCH DỪA COCOJELY

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Chính vì còn là một doanh nghiệp non trẻ, nên chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu thạch dừa rau câu Cocojely còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, do là một sản phẩm mới mẻ, an toàn trên thị trường, được người tiêu dùng dễ dàng quan tâm và đón nhận, chỉ trong vòng 3 năm hoạt động đã có sự bùng nổ đáng kể của các đại diện xin làm đại lý phân phối hay chuyển nhượng thương hiệu. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý thương hiệu nhất là sự đồng bộ trong hệ thống nhận dạng thương hiệu chưa được đảm bảo một cách chặt chẽ. Ở nhiều nơi, ta vẫn thấy các cửa hàng Cocojely có các biển quảng cáo khác nhau về kích thước, gam màu, vị trí đặt logo, cách trang trí bày biện khác nhau…và quy mô kinh doanh khác nhau về diện tích sử dụng, trưng bày…

Thứ hai, ngay trong năm đầu tiên hoạt động, đã xuất hiện đối thủ cạnh tranh cho cùng chủng loại mặt hàng là thạch rau câu được làm trong trái dừa xiêm nguyên chất, nhưng công ty vẫn còn chưa chú trọng đến việc nâng cao thương hiệu để cạnh tranh với các đối thủ khác của mình. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu như thế nào để chiếm lĩnh một thị trường rộng lớn, loại dần đối thủ cạnh tranh là điều công ty còn chưa làm được. Thực tế, sản phẩm Cocojely chỉ mới tận dụng được những ưu điểm từ nguồn nhiên liệu chon lọc độc đáo, kênh phân phối đa dạng, vị trí địa điểm đẹp, đông dân cư.

Thứ ba, vấn đề tài chính yếu cũng ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thương hiệu của công ty nói riêng. Trong hai năm 2010 va 2011, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập đều gặp những khó khăn trong việc tiếp cận vốn, thị trường và khách hàng…Chính vì vậy công ty chỉ mới tập trung trước mắt được những chiến lược quảng cáo với chi phí thấp, hoạt động PR hay xúc tiến thương mại còn chưa được rầm rộ…do tiềm lực tài chính chưa được dồi dào, lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Thứ tư, Công ty chưa thực sự đề ra một chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược về thương hiệu nói riêng về trước mắt (trong 5 năm tới) và lâu dài. Sự thành công của sản phẩm Cocojely được nhiều người biết đến, và khẳng định được thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng chủ yếu là do thành công từ những chiến dịch quảng cáo khuếch trương thương hiệu ngay trong năm đầu tiên và chủ yếu vẫn qua được giới thiệu từ bạn bè, người thân. Các kênh thông tin ngày càng hữu ích hơn như trên Internet và Báo đài truyền thông chưa được công ty đầu tư một cách hiệu quả.

Thứ năm, kiến thức về thương hiệu và quản trị lại chưa được trang bị về mặt lý thuyết một cách bài bản. Do đó, việc xây dựng và phát triển công ty nói chung và thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm dựa nhiều vào kinh

nghiệm làm việc trước và sau khi thành lập công ty. Đội ngũ nhân viên bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nhưng vẫn còn non kém trong việc nhận thức về thương hiệu và vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu thạch dừa Cocojely trên thị trường các đô thị phía Bắc (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w