Chiến lược mở rộng sản phẩm và kênh phân phố

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu thạch dừa Cocojely trên thị trường các đô thị phía Bắc (Trang 87)

- Khuyến mãi cho người tiêu dùng cuối cùng: Hoạt động này phải gắn

3.2.6.Chiến lược mở rộng sản phẩm và kênh phân phố

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC TRIỂN THƯƠNG HIỆU THẠCH DỪA COCOJELY

3.2.6.Chiến lược mở rộng sản phẩm và kênh phân phố

Ngay từ năm đầu tiên khi sản phẩm Cocojely có mặt trên thị trường miền Bắc, đã xuất hiện đối thủ cạnh tranh, cung cấp cùng chủng loại: đó là sản phẩm thạch dừa làm trong quả dừa xiêm nguyên chất. Do vậy, công ty cần có một chiến lược mở rộng sản phẩm khi sản phẩm nguyên thủy đã trở nên bão hòa tại thị trường và cũng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Kết quả điều tra cho thấy 20% khách hàng Cocojely đang mong muốn có thêm nhiều hương vị mới cho sản phẩm. Vì vậy khi sản phẩm Cocojely đã có một vị trí nhất định trên thị trường, doanh nghiệp cũng có thể chủ trương tung thêm ra những hương vị mới như: thạch dừa lô hội, dâu tây, sầu riêng...trong những năm tới.

Hơn nữa một môi trường cạnh tranh gay gắt cũng quy định bắt buộc cho doanh nghiệp phải mở rông thêm kênh phân phối của mình để chiếm lĩnh thị trường và phát triển thương hiệu. Với mục tiêu được đề ra là trong vòng 5 năm tới, tất cả các quận huyện nội thành sẽ có ít nhất một cửa hàng hay đại lý kinh doanh sản phẩm thạch dừa Cocojely. Các quận huyện ngoại thành sẽ phát triển theo hướng các cửa hàng nhượng quyền thương hiệu. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như ngày nay, cần chú trọng vào nhưng khu vực đông dân cư trong các dự án quy hoạch như các khu đô thị mới ở khu vực Từ Liêm, Thanh Trì, Đan Phượng, Đông Anh, Nhổn….

Do chí phí quảng cáo trên truyền hình rất cao nên doanh nghiệp chưa tham gia. Tuy nhiên trong năm tới, doanh nghiệp cần cân nhắc việc quảng cáo trên các kênh mua sắm trên truyền hình vì kênh mua sắm tiện lợi này đang được người tiêu dùng tích cực quan tâm trong những năm gần đây vì những ưu điểm của nó như: tính tiện lợi, dễ sử dụng (chỉ cần gọi điện là có nhân viên giao sản phẩm tới tận nơi), tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Tuy những chi phí cho sự quảng cáo lặp đi lặp lại trên truyền hình rất tốn kém nhưng hiệu quả mà nó mang lại không ai có thể phủ nhận khi tiếp cận được một lượng lớn đông đảo khán giả xem truyền hình.

Với mục tiêu phát triển thương hiệu thạch dừa Cocojely trên thị trường rộng lớn của khu vực miền Bắc, đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng kiến thêm nhiều mô hình phân phối mới và hiệu quả. Học tập từ kinh nghiệm của một số nước trong khu vực, trong đó có những đất nước nổi tiếng về du lịch như Thái Lan, Hồng Kong, Malaysia, …doanh nghiệp có thể đưa ra ý tưởng là sử dụng những chiếc xe kinh doanh sản phẩm lưu động để thêm một kênh phân phối cho sản phẩm thạch dừa Cocojely

Những “Cửa hàng Cocojely” lưu động này có thể tham gia vào các khu phố ẩm thực, chợ đêm hay các điểm mua sắm vui chơi giải trí. Đây là một mô hình kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả, có thể áp dụng tốt với các khu ngoại thành Hà Nội.

KẾT LUẬN

Trong xu thể hội nhập và tự do hóa thương mại, thương hiệu được coi là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thương hiệu dẫn dắt chiến lược tổ chức, là chất xúc tác quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh và là điểm trọng tâm kết nối mọi nguồn lực hay khía cạnh quản trị tổ chức, nhân viên, đối tác & khách hàng. Ý thức được điều này, sở hữu được một thương hiệu mạnh hay một danh mục các thương hiệu mạnh là ước mơ của tất cả mọi doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt trong lĩnh vực của ngành thực phẩm, khi mà con người ngày càng quan tâm hơn đến an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, thì một thương hiệu mạnh trên thị trường sẽ là điều khẳng định sự uy tín của sản phẩm cũng như thành công của doanh nghiệp.

Xu thế hội nhập, môi trường cạnh tranh gay gắt, những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu…đã đặt ra cho Công ty Cổ phần Công nghệ thực phẩm EnjoyFood những thách thức không nhỏ trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu thạch dừa rau câu Cocojely. Nhất là khi khi công ty còn là một doanh nghiệp còn non trẻ, mới thành lập và chưa có đủ nguồn trang bị tốt cả về nhân lực và nội lực.

Tuy vậy, nhờ những gặt hái ban đầu của “những người hái quả đầu tiên trên thị trường miền Bắc”, công ty đã mạnh dạn đưa ra chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu ngay từ những buổi đầu và đã gặt hái được một số thành quả nhất định: thiết kế được một bộ nhận diện thương hiệu thống nhất, doanh thu tăng, chi phi phát triền thương hiệu được đẩy mạnh…cùng với sự ra đời ngày càng tăng của các cửa hàng trong cùng hệ thống Cocojely. Nhìn chung những mặt hạn chế của công ty còn nhiều: chiến lược marketing PR,

quảng cáo còn chưa đa dạng, hệ thống nhận diện chưa đồng bộ tại các điểm tiếp xúc thương hiệu…

Trên cơ sở tìm hiểu lý luận chung về xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp, bài viết đã phân tích thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Cocojely của Công ty Cổ phần Công nghệ thực phẩm EnjoyFood, tìm ra được những hạn chế của vấn đề, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu thạch dừa Cocojely cho doanh nghiệp với mục tiêu chiếm lĩnh được đông đảo thị trường khu vực miền Bắc.

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu, khảo sát nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Công nghệ thực phẩm EnjoyFood để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Cao học viên

1. Lê Anh Cường, Quản trị thương hiệu - Danh tiếng và lợi nhuận, NXB Thống kê, 2003.

2. Dương Ngọc Dũng (2004), Định vị thương hiệu, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Mỹ Dạ (1999), “Rau quả và chế biến: Những chỉ tiêu phát triển đến năm 2010”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 46 (ngày 09/09/1999).

4. Vũ Chí Lộc, Vấn đề thương hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2005.

5. Doãn Công Khánh, Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ Thương mại, 2005.

6. Nguyễn Bách Khoa, Phan Thu Hồi (2003). Giáo trình Marketing Thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Khải, Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho các làng nghề truyền thống của Việt Nam (lấy làng nghề Đồng Kỵ và Bát Tràng làm điển hình nghiên cứu). Đề tài là trọng điểm cấp Bộ, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006.

8. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung, Thương hiệu với nhà quản lý,

NXB Chính trị quốc gia, 2004.

9. Nguyễn Quốc Thịnh, Xây dựng thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, số 25/2003.

10. Nguyễn Quốc Thịnh, Xúc tiến quảng bá hình ảnh thương hiệu nông sản Việt Nam thông qua bao bì, Tạp chí Khoa học Thương mại, tháng 11/2006. 11. Nguyễn Quốc Thịnh, Phát triển bao bì và xúc tiến quảng bá hình ảnh thương hiệu cho nông sản Việt Nam, Đề tài cấp bộ, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2008.

13. Nguyễn Thành Trung, Định vị thương hiệu, tạp chí kinh tế phát triển, tháng 4/2005. 14. Website: http://www.thietkethuonghieu.vn/quy-trinh-xay-dung-thuong- hieu/ 15. Website: http://vietbao.vn/Kinh-te/Bien-phap-nang-cao-kha-nang-giao- tiep/10899408/176 1 . Website: http://www.vietnamcentrepoint.edu.vn/biztraining/Outline/Ky.nang.giao.tiep. va.phuc.vu.khachhang.h 17. Website: www.google.com.v 18. Website: www.doanhnhan360.c

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu thạch dừa Cocojely trên thị trường các đô thị phía Bắc (Trang 87)