ngôn ngữ, bằng lời. Ngôn ngữ người Việt in đậm dấu ấn sông nước và hình thức canh tác nông nghiệp:
buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, ăn cỗ đi trước lội nước sóng cả mà ngã tay chèo, ăn cỗ đi trước lội nước
theo sau, nước nổi thuyền nổi, sông có khúc, sông sâu còn có kẻ dò, thân phận bọt bèo; hiện đại: hồ sơ sâu còn có kẻ dò, thân phận bọt bèo; hiện đại: hồ sơ bị ngâm quá lâu, chìm đắm trong suy tư, bạn bè lặn lội thăm nhau…ngôn ngữ xưng hô: khiêm tốn, hình tượng, ước lệ (xưng khiêm hô tôn), tôn trọng phạm trù thứ tự, dừng các từ chỉ trỏ này nọ (ai, đằng ấy), coi trọng sự hài hòa, cân đối, ưa hài hước, hóm hỉnh, linh hoạt và thiên về các mối quan hệ.
4.3.7.Nghệ thuật thanh sắc và hình khối.
Nghệ thuật thanh sắc và hình khối trong các loại hình nghệ thuật thể cảm xúc, cảm thụ nghệ thuật và mỹ học người Việt.
-Về ca: có nhiều làn điệu dân ca hay, phong phú ở các vùng miền. -Về nhạc: có nhiều loại nhạc cụ và được chế tác từ 8 loại chất liệu: kim loại, đá, đất nung, gỗ (dương) và tre, da, tơ, vỏ quả bầu (âm). Nhạc cụ gồm bộ dây (các loại đàn), bộ hơi (các loại khèn, sáo, tiêu, klôngput) và bộ gõ: trống, đàn đá, sanh phách (bát bất đàn: Bất ngộ tri âm đàn; bất thanh tâm đàn; bất chỉnh y quan bất đàn; cận thị cận giang bất đàn; lân gia hiếu hỉ bất đàn; lôi vũ bất đàn; quan, hôn, tang, lễ bất đàn).
-Về múa: dân gian có nhiều điệu múa (dân vũ) và múa trong cung đình.
-Về sân khấu: có các loại hình sân khấu sau: chèo và tuồng, cải lương, múa rối, hò bài chòi, tuồng Dá hai.
Nghệ thuật thanh sắc Việt mang tính tả thần, biểu trưng, dùng ít hiểu nhiều, hóa trang theo loại hình nhân vật; tính biểu cảm nhằm diễn tả nội tâm, đậm chất trữ tình; tính tổng hợp, không bị siêu hình và gò bó theo mô hình nhất định; tính linh hoạt qua các làn điệu, các hình thức biểu hiện và sự phong phú các loại nhạc cụ.
-Nghệ thuật hình khối: là hội họa và điêu khắc được xây dựng trên các chất liệu gỗ, giấy, đá, đồng, sắt, ngà voi …
+ Tranh dân gian: có 4 loại tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt, tranh minh họa văn học và các sự kiện lịch sử.
+ Điêu khắc: tạo nên những bức cẩn trên rường, cột, hàng xà, đầu chái nhà, các đồ dùng như bàn ghế, tủ, liễn, sập với hình thức chạm bong, chạm lộng, chạm nông. Ngoài ra còn có các hình thức xây, tô, đắp, khảm các hình tượng long, lân, qui, phượng, sư, rồng, các loài muông thú, cảnh vật
trong xây dựng đền đài, cung điện, miếu đình và nhà ở. Các thành tựu văn hóa kiệt xuất này một số vẫn còn để ngày nay chúng ta biết được bề dày văn hóa cha ông và từ hào về một đất nước nghìn năm văn hiến.