Cấu trúc của hệ thống văn hóa: 1 Lịch sử vấn đề

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 25)

3.1. Lịch sử vấn đề

Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cấu trúc này không sai, nhưng nó là cấu trúc cơ sở, rất đơn giản, không thể cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa.

+ L. White phân chia văn hóa thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tư tưởng.

+ Đào Duy Anh dựa theo F. Sartiaux mà chia văn hóa thành ba phần: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức. + Nhóm Văn Tân thì phân biệt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần; nhưng văn hóa xã hội (phong tục, tập

quán...) đâu có nằm ngoài văn hóa tinh thần? M.S. Kagan cũng chia văn hóa ra ba thành tố, trong đó, bên cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là văn hóa nghệ thuật; nhưng có nghệ thuật nào lại không phục vụ các nhu cầu tinh thần?

3.2.Cách tiếp cận hệ thống

• Trên cơ sở này, chúng tôi thấy hợp lý hơn cả là xem văn hóa như một hệ thống gồm bốn thành tố (bốn tiểu hệ) cơ bản:

• - Tiểu hệ về vấn đề nhận thức (văn hóa nhận thức cộng đồng). Đây là tiểu hệ cơ bản nhất, vì nó là kho tàng kiến thức và kinh nghiệm hoạt động lao động sản xuất của cộng đồng người trong quá trình phát triển của mình.

Tiểu hệ về tổ chức (văn hóa tổ chức cộng đồng). Nó bao gồm hai vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (những vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội trong một quy mô rộng lớn như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan đến đời sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, văn hóa giao tiếp, nghệ

thuật...).

• Tiểu hệ VH ứng xử với môi trường tự nhiên • Tiểu hệ VH ứng xử với môi trường xã hội

• Cộng đồng người (chủ thể văn hóa) hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường - môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, v.v.) và môi trường xã hội (hiểu ở đây là các xã hội, dân tộc, quốc gia láng giềng). Cho nên, hệ thống văn hóa còn bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử sự của cộng đồng dân tộc với hai loại môi trường ấy. Hai tiểu hệ đó là

văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môi

trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường (tác động

tiêu cực). Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, để tạo ra các vật dụng hàng ngày...; đồng thời phải đối phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa, kiến trúc). Với môi trường xã hội, bằng các quá trình giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng các thành tựu của

các dân tộc, quốc gia lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo đối phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao …

3.3. Tính hệ thống và biện chứng của cách tiếp cận

hệ thống

- Trong hệ thống văn hóa, ranh giới giữa các tiểu hệ,

giữa các bộ phận của tiểu hệ chỉ mang tính tương đối, thể hiện tính biện chứng của cách tiếp cận hệ thống. - Xem xét dưới góc độ đồng đại và lịch đại -> VH dân

gian với VH cung đình; VH đồng bằng, miền núi, hải đảo…

- Mô hình cấu trúc VH cho ta thấy cái chung, cái đồng nhất trong tính hệ thống của các nền VH. Ví dụ: các nước châu Á có đặc trưng cơ bản như tính tập thể, tính cộng đồng, tính tự trị, chủ nghĩa bình quân.

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(98 trang)