Trong một làng, phần lớn dân đều làm nông nghiệp, một bộ phận nhỏ lại làm những nghề khác Những hộ này liên kết chặt

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 80)

phận nhỏ lại làm những nghề khác. Những hộ này liên kết chặt chẽ với nhau sinh ra một tổ chức thứ ba là tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành đơn vị gọi là Phường (làng nghề ngày nay): gốm, chài, vải, giấy, mộc, tiện, đúc đồng, phường chèo, phường tuồng, của trẻ con như phường chăn trâu, cắt cỏ…Ngoài các

phường còn có Hội là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, cùng thú vui, cùng đẳng cấp (Hội bác sĩ nhãn khoa, nha khoa, tim mạch, ngôn ngữ, văn hóa nghệ thuật, thể thao …)

- Giáp: là tổ chức xuất hiện muộn sau này, khi vai trò của người đàn ông đã lấn át vai trò của phụ nữ. Đứng đầu giáp là cai giáp (câu dương), giúp việc cho giáp là các ông lềnh (nhất, nhị, tam – lềnh là đọc trệch từ chữ lệnh). Đặc điểm là chỉ có đàn ông tham gia vào giáp, nhỏ thì gọi là ti ấu, từ 18 tuổi thì gọi là đinh tráng, già thì gọi là lão. Đến tuổi đinh tráng thì làm lễ trình giáp, đinh tráng có quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể với làng và với nước. Tùy theo làng mà tuổi lên lão trong giáp được thực hiện. Đây là một vinh dự lớn – truyền thống trọng tuổi già. Đây là nét đẹp văn hóa của người Việt bên cạnh tôn trọng phụ nữ là tuổi tác, 60 tuổi được ngồi ngang Tú tài, 70 tuổi được ngồi ngang Cử nhân, 80 tuổi được ngồi ngang với Tiến sĩ. Cách tôn xưng người già là quan lão, vị trí do tuổi tác mang lại gọi là xỉ tước:

Triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ.

-Giáp là tổ chức mang tính tôn ti, sống lâu lên lão làng, vừa có tính dân chủ: các thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau, cứ sống đến tuổi ấy ắt sẽ có địa vị ấy.

-Về mặt hành chính, làng được gọi là xã (có xã gồm vài

làng), xóm được gọi là thôn (một thôn cũng có thể gồm vài xóm). Trong xã có sự phân biệt rõ nhất là dân chính cư và dân ngụ cư, với những quyền lợi và nghĩa vụ trái ngược

nhau. Hình thức phân biệt này nhằm duy trì sự ổn định của làng xã.

Dân chính cư trong xã chia làm năm hạng: chức sắc, chức dịch, lão, đinh, ti ấu; ba nhóm trên hình thành nên nhóm

quan viên hàng xã, nhóm này lại gồm ba nhóm nhỏ là

lão, Kì mục và Kì dịch. Nhóm kì lão chỉ có nhiệm vụ tư

vấn, nhóm kì mục có trách nhiệm bàn bạc và quyết định các công việc của xã, nhóm kì dịch thì thực thi các quyết định ấy (lý trưởng, phó lý trưởng, hương trưởng, trương tuần, sai nha, mõ). Phương tiện quản lý là sổ đinh và sổ điền (sổ bạ).

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(98 trang)