Một số đặc trưng cơ bản khác
G. Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự
4.2. Văn hoá tổ chức đời sống tập thể
4.2.1. Tổ chức nông thôn theo gia đình, gia tộc; Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú; nghề nghiệp, sở thích; theo truyền thống Nam giới; về mặt hành chính: Thôn và Xã; tính cộng đồng và tính tự trị: hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam
- Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình và lớn hơn là đơn vị cấu thành là gia tộc. Gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng người Việt. Các dòng họ lớn như Nguyễn, Trần, Lê, Hoàng, Đặng, Hồ…Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau: sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì, nó lú nhưng chú nó khôn, một giọt máu đào hơn ao nước lã…Quan hệ huyết thống là quan hệ hàng dọc, là cơ sở của tính tôn ti: Thứ bậc chi trên, chi dưới, từ hàng cao niên đến trẻ thơ (9 thế hệ gọi là cửu tộc). Mặt trái của nó là óc gia trưởng, sự đối lập giữa các dòng họ (tính tự trị), coi trọng gia đình quá sinh ra tính tư hữu.
-Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết lại với nhau, sản phẩm của lối liên kết này là Làng, xóm (xưa gọi là kẻ). Đây là bước phát triển thứ hai của việc tổ chức nông thôn: đoàn kết để cùng làm nông, để chống chọi thiên nhiên, giặc cướp, hỗ trợ nhau khi hoạn nạn. Đây cũng là nguồn gốc của tính dân chủ, coi trọng tình làng, nghĩa xóm nhưng lại sinh ra tính dựa dẫm ỷ lại, đố kị, cào bằng.
- Trong một làng, phần lớn dân đều làm nông nghiệp, một bộ phận nhỏ lại làm những nghề khác. Những hộ này liên kết chặt chẽ với nhau sinh ra một tổ chức thứ ba là tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành đơn vị gọi là Phường (làng nghề ngày nay):
gốm, chài, vải, giấy, mộc, tiện, đúc đồng, phường chèo, phường tuồng, của trẻ con như phường chăn trâu, cắt cỏ…Ngoài các
phường còn có Hội là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, cùng thú vui, cùng đẳng cấp (Hội bác sĩ nhãn khoa, nha khoa, tim mạch, ngôn ngữ, văn hóa nghệ thuật, thể thao …)
- Giáp: là tổ chức xuất hiện muộn sau này, khi vai trò của người đàn ông đã lấn át vai trò của phụ nữ. Đứng đầu giáp là cai giáp (câu dương), giúp việc cho giáp là các ông lềnh (nhất, nhị, tam – lềnh là đọc trệch từ chữ lệnh). Đặc điểm là chỉ có đàn ông tham gia vào giáp, nhỏ thì gọi là ti ấu, từ 18 tuổi thì gọi là đinh tráng, già thì gọi là lão. Đến tuổi đinh tráng thì làm lễ trình giáp, đinh tráng có quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể với làng và với nước. Tùy theo làng mà tuổi lên lão trong giáp được thực hiện. Đây là một vinh dự lớn – truyền thống trọng tuổi già. Đây là nét đẹp văn hóa của người Việt bên cạnh tôn trọng phụ nữ là tuổi tác, 60 tuổi được ngồi ngang Tú tài, 70 tuổi được ngồi ngang Cử nhân, 80 tuổi được ngồi ngang với Tiến sĩ. Cách tôn xưng người già là quan lão, vị trí do tuổi tác mang lại gọi là xỉ tước:
Triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ.
-Giáp là tổ chức mang tính tôn ti, sống lâu lên lão làng, vừa có tính dân chủ: các thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau, cứ sống đến tuổi ấy ắt sẽ có địa vị ấy.
-Về mặt hành chính, làng được gọi là xã (có xã gồm vài
làng), xóm được gọi là thôn (một thôn cũng có thể gồm vài xúm). Trong xó cú sự phõn biệt rừ nhất là dõn chớnh cư và dân ngụ cư, với những quyền lợi và nghĩa vụ trái ngược
nhau. Hình thức phân biệt này nhằm duy trì sự ổn định của làng xã.
Dân chính cư trong xã chia làm năm hạng: chức sắc, chức dịch, lão, đinh, ti ấu; ba nhóm trên hình thành nên nhóm quan viên hàng xã, nhóm này lại gồm ba nhóm nhỏ là Kì lão, Kì mục và Kì dịch. Nhóm kì lão chỉ có nhiệm vụ tư
vấn, nhóm kì mục có trách nhiệm bàn bạc và quyết định các công việc của xã, nhóm kì dịch thì thực thi các quyết định ấy (lý trưởng, phó lý trưởng, hương trưởng, trương tuần, sai nha, mừ). Phương tiện quản lý là sổ đinh và sổ điền (sổ bạ).
- Tính cộng đồng và tính tự trị
+ Việc tổ chức nông thôn theo các nguyên tắc trên tạo nên tính cộng đồng làng xã, là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, hướng đến những người khác. Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể mang tính tự trị: sự tồn tại độc lập của làng xã, bảo tồn và phát huy những nét riêng khu biệt của mình, thực hiện những qui định riêng bên cạnh luật pháp quốc gia: phép vua thua lệ làng; lệ làng, phép nước.
+ Biểu hiện của tính cộng đồng là các khu vực sinh hoạt văn hóa – đời sống chung: cây đa, bến nước, sân đình. Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre.
+ Tính cộng đồng nhấn mạnh ở sự đồng nhất: cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng làng là đồng hương.
+ Kết quả là tính cá nhân bị thủ tiêu, con người Việt Nam sống chung nhiều thế hệ với nhau dưới một mái nhà (khác phương Tây nhấn mạnh đến cái tôi cá nhân).
4.2.2. Tổ chức đô thị
Nhìn chung các đô thị cổ Việt Nam kém phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp. Trong số 15 đô thị cổ của Việt Nam từ xưa tới nay chỉ có 3 đô thị còn tồn tại tới ngày nay là Tống Bình (thế kỷ thứ 5) ngày nay là Hà Nội, Phú Xuân xưa nay là Huế và Sài Gòn xưa nay là TP. HCM.
- Về mặt thuật ngữ đô thị bao gồm khu vực hành chính (đô) và khu vực thương mại (thị). Đô thị của Việt Nam thực
hiện cả hai chức năng trên. Khác với khái niệm đô thị
phương Tây là số lượng dân cư đông và không làm nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản đô thị cổ Việt Nam là trung tâm hành chính (phần đô) rất ít trường hợp mà phần thị đi trước, lại càng hiếm trường hợp mà chỉ có phần thị (Hội An). Đô thị ở Việt Nam một mặt lệ thuộc nhà nước, mặt khác lại có quan hệ mật thiết với nông thôn nguyên nhân làm cho đô thị kém phát triển và bền vững (đô thị phương Tây do thương nhân lập ra, tự quản lý và bầu ra chức thị trưởng)
- Đô thị và nông thôn ở Việt Nam khác nhau về chất, đô thị không phải là bước kế tiếp phát triển cao của nông thôn (ngược với phương Tây).
Có hai điểm khác nhau cơ bản giữa đô thị và nông thôn Việt Nam:
+ Dân thị tứ là tứ chiến thập phương chủ yếu buôn bán, làm nghề thủ công. Trong khi chính quyền thì trọng nông ức thương.
+ Phong cách sống và quan hệ: Thị dân phóng khoáng tự do, quan hệ đa dạng phong phú nhưng yếu ớt trong các mối liên kết. Quan hệ giữa nông dân thì chặt chẽ nhưng lại đơn điệu và gò bó.
- Tổ chức hành chính của đô thị lại phỏng theo cách tổ chức ở nông thôn: vẫn còn chức tiên chỉ, thứ chỉ, hương trưởng, xã tuần.
- Đơn vị mang tớnh chất rừ ràng của đụ thị là phố, ngoài ra cũn cú phường, tức là những người làm cùng một nghề hoặc bán cùng một thứ hàng (phường hiện nay chỉ theo nghĩa hành chính).
- Các phố phường ở đô thị cổ Việt Nam đều có gốc gác từ làng quê:
Phố Ngũ Xã mang tên vùng quê Thuận Thành Bắc Ninh làm nghề đúc đồng; Phố Phất Lộc là dân gốc làng Phất Lộc-Đông Quan Thái Bình Tính cội nguồn.
- Đô thị cổ Việt Nam mạng đậm dấu ấn của nông thôn: trong đô thị vẫn có làng xã, các ngành nghề nông thôn. Có tình trạng ngược lại: Làng nghề công thương (tức thực hiện chức năng đô thị) nhưng khó trở thành đô thị.
4.2.3. Quốc gia và quốc hiệu
Tổ chức quốc gia Việt Nam đi thẳng từ làng lên nước, các khâu trung gian ít đóng vai trò quan trọng và thường xuyên bị thay đổi (các đơn vị hành chính như Lộ, Trấn, Đạo, Thừa tuyên, Tỉnh thường xuyên bị thay đổi qua các đời).
Trong quốc gia Phong kiến Việt Nam có ba đẳng cấp trong xã hội: Vua, quan và dân. Vua tự coi mình là trung tâm của xã hội, vũ trụ (áo hoàng bào-màu vàng-hành thổ-trung tâm) sở hữu mọi đất đai tài sản. Quan có các loại quan văn quan vừ chủ yếu được tuyển chọn qua thi cử trọng văn, khuyến khích tài năng bằng nhiều hình thức: xướng danh bảng vàng, khắc tên bia đá, tổ chức lễ bái tổ vinh qui. Dân thì có bốn
hạng sĩ nông công thương. Sĩ được trọng nhất nhưng lại lấy nông làm căn bản ( Dĩ nông vi bản). Công và thương không được coi trọng (xã hội khép kín, ít phát triển).
Quốc gia và quốc hiệu
1. Văn Lang đời các Vua Hùng (2878 TCN): Địa bàn Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Việt Nam ngày nay).
2. Âu Lạc (208 – 179 TCN) do Thục Phán An Duơng Vương làm vua đóng đô ở Cổ Loa. Năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị Triệu Đà (một di thần của Nhà Hán) đem quân đánh bại và xâm chiếm, chia đất Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Bắc Trung Bộ).
3. Vạn Xuân (544 sau CN) do Lý Bí (Lý Nam Đế thành lập) với quốc hiệu là Vạn Xuân định đô ở thành Tống Bình-Hà Nội ngày nay.
4. Đại Cồ Việt: quốc hiệu này ra đời năm 968, thời Vua Đinh Tiên Hoàng, kéo dài suốt thời Tiền Lê, cũng như hai vua đầu triều nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông).
5. Đại Việt: quốc hiệu này có từ triều vua Lý Thánh Tông (1054) cho đến hết các triều đại thời Hậu Lê. Riêng khoảng thời gian từ 1400 đến 1407 quốc hiệu là Đại Ngu.
6. Việt Nam: từ thời vua Gia Long (1802-1819) và sau cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay.
7. Đại Nam: từ thời vua Minh Mạng (1820) cho đến hết triều Nguyễn (1945).
Ngoài ra nước ta bị bọn phong kiến Phương Bắc gọi bằng những tên: Nam Việt do Triệu Đà đặt sau khi đánh bại An Dương Vương Thục Phán; Châu Giao (gồm 3 quận 56 huyện từ Quảng Nam trở ra) do Nhà Hán đặt sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Giao Châu nhà Hán đặt năm 203.
4.2.4. Tổ chức hệ thống giáo dục khoa cử
-Người Việt Nam có truyền thống hiếu học coi trọng nhân, văn, lễ, nghĩa.
-Trường học được lập từ ngay từ đầu công nguyên. Khoa thi đầu tiên thời vua Lý Thánh Tông (1075), khoa thi cuối cùng thời phong kiến (1919) thời Khải Định. Trong gần 850 năm tồn tại của khoa cử Nho học Việt Nam có 185 khoa thi, 2898 người đỗ từ Phó Bảng đến Trạng Nguyên (có 266 Phó Bảng).
Trong số Trạng Nguyên có các lưỡng quốc Trạng Nguyên:
Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trực, Đào Sư Tích. Có những người tuy không đạt Trạng Nguyên nhưng lại đứng đầu 3 kỳ thi gọi là Tam Nguyên: Lê Quý Đôn (Bảng Nhãn), Nguyễn Khuyến, Phan Đình Phùng, Trần Bích San.
- Một số mốc quan trọng: 1070 dựng Văn Miếu tại Thăng Long; 1075 mở kỳ thi tam trường, kỳ thi có quy mô đầu tiên của lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam; 1076 mở Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
-Đặc điểm, nội dung giáo dục-khoa cử thời xưa
+ Mục đích tuyển chọn hiền tài phò vua giúp nước
+ Về hệ thống tổ chức trường lớp: ngoài hình thức trường lớp tư thục, nhà nước còn mở các trường học ở huyện tỉnh với các chức quan như huấn đạo, giáo thụ, đốc học. Nhà nước lập Quốc Tử Giám, Sùng văn quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục. Năm 1489, vua Lê Thánh Tông cho mở rộng và phát triển Quốc Tử Giám thành Thái học. Ở Huế năm 1803 vua Gia Long lập Quốc Tử Giám Thừa Thiên. Năm 1905 toàn quyền Đông Dương Paul Beau tiến hành cải cách giáo dục thành lập Nha học chính Đông Dương (1906). Việc học được chia làm 3 bậc ấu học, tiểu học và trung học. Đến năm 1917 giáo dục được chia làm 3 bậc khác: tiểu học, trung học và đại học. Ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và một số tỉnh lỵ lớn khác còn mở thêm các trường kỹ nghệ thực hành, canh nông thực hành, Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương.
-Tổ chức dạy học trường lớp được phõn hai tuyến rừ rệt: Trung Ương (Quốc Tử Giỏm) và địa phương (trường lớp Lộ, Phủ, làng xã). Trường công từ Phủ, Lộ trở lên thầy dạy học có thể được tiến cử nhưng nhất thiết phải được triều đình chấp thuận. Ở Quốc Tử Giám, thầy giáo phải là người có đức, có tài, tuổi đời không dưới 35.
- Về các khoa thi và thời gian thi: các thời Lý, Trần, Hồ, tam giáo Nho Phật Lão đều được coi trọng. Thi Hương và thi Hội được định rừ: năm trước thi Hương thỡ năm sau thi Hội. Năm 1396 vua Trần Thuận Tông quy định 3 khoa thi: Thi Hương, thi Hội và thi Đình. Về thời gian định kỳ thi: 10 năm, 7 năm rồi cuối cùng tổ chức 3 năm một lần.
- Chữ viết: Chữ Hán được sử dụng cho đến cuối thế kỷ 8 và chữ Nôm (cải biên từ chữ Hán) cũng song song tồn tại. Những thời điểm quốc gia hưng thịnh thì chữ Nôm được coi trọng.
Năm 1649 với việc biên soạn các từ điển Việt-Bồ-La và một số quyển giáo lý cuơng yếu bằng tiếng Việt coi như tiếng Việt Quốc ngữ chính thức ra đời. Năm 1906 vua Thành Thái ban sắc chỉ về cải cách giáo dục thì chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp được chú trọng giảng dạy.
•4.3 Sinh hoạt Văn hoá
•4.3.1.Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là biểu hiên đầu tiên của sinh hoạt văn hóa nhằm mục đích tìm về cội nguồn của con người, giữ gìn và tự cải tạo bản thân trong mối tương tác với tự nhiên;
đồng thời thông qua đó có biện pháp khuyến thiện, trừ tà ác. Có 3 nhóm tín ngưỡng:
sùng bái tự nhiên, sùng bái con người và tín ngưỡng phồn thực.
- Sùng bái tự nhiên (sbtn): từ ngàn xưa con người coi vạn vật trong vũ trụ đều có tính linh thiêng, đều có hồn (vạn vật hữu linh). Trong sbtn, trước tiên con người sùng bái các vật tổ: các con vật, các loại cây, đất đá; thứ hai trong sbtn con người sùng bái các biểu tượng cao nhất của tự nhiên như ông trời, ông trăng, mây mưa sấm chớp (tứ pháp: pháp vân, pháp vũ, pháp lôi, pháp điện); thứ ba trong sbtn con người gọi tên các làng, địa phương theo các vật tổ: xóm Gà, Tổng Dâu, xóm Cau, thờ cá voi, thờ cọp; thứ tư trong sbtn con người quan niệm về các tầng bậc vũ trụ để thiết lập đền thờ với các tầng: tầng trời, tầng người, tầng đất (đất trên nước dưới), thờ ngũ phương chi thần, thập nhị hành khiển (12 thần coi sóc 12 tháng trong năm); thứ năm trong sbtn người Việt ý thức hơn về tín ngưỡng liên quan đến con người, đặc biệt là phụ nữ: thờ thần nông, thần làng (thành hoàng), thờ tam phủ, tứ phủ (Mẫu thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Cửu Trùng, Mẫu Liễu Hạnh); thứ sáu: đỉnh cao trong sbtn là việc thực hiện hai nhóm lễ quan trọng của cư dân nông nghiệp đó là lễ Tịch Điền và lễ Nam Giao. Lễ Tịch Điền được tổ chức đầu tiên năm 897 đời vua Lê Đại Hành. Lễ Nam Giao có từ năm 1154 đời vua Lý Anh Tông (3 năm 1 lễ lớn, 2 năm 1 lễ trung, mỗi năm là một lễ nhỏ). Đến đời Nhà Lê lễ tế giao được tiến hành hằng năm.
- Sùng bái con người: quan niệm con người là một vũ trụ thu nhỏ, là sản phẩm của tự nhiên, tuân thủ theo các qui luật của tự nhiên. Người VN quan niệm con người gồm phần thể xác và linh hồn, linh hồn lại bao gồm hồn và vía (ba hồn bảy vía), khi người chết thì vía hòa đồng vào thể xỏc mà tiờu tan, hồn tỏch ra đi về cừi õm, vỡ vậy hồn là bất tử (tục cầu hồn), vì vậy mới có tục thờ cúng con người:
thờ cúng gia tiên, làng xã (thành hoàng), cấp quốc gia (quốc tổ) (tứ bất tử, Hùng Vương)
- Tín ngưỡng phồn thực: mang tính duy vật thô sơ chất
phác. Có ba hình thức biểu hiện tín ngưỡng phồn thực: thờ sinh thực khí, thờ hành vi tính giao, sự sinh sôi nảy nở.
- Tín ngưỡng VN có các đặc trưng cơ bản sau: Gắn bó với thiên nhiên và cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước;
thể hiện rừ nguyờn lý õm dương – ngũ hành; đề cao nữ tính; đa thần, tính tập thể các vị thần, mang đậm màu sắc duy tâm.