Đặc trưng nổi bật của lịch sử xã hội dân tộc Việt Nam, làm nên tính cách của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 41)

Nam, làm nên tính cách của con người Việt Nam là lòng nhân ái vị tha, bao dung, độ lượng. CM: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…

3.1 Thời Sơ sử:

Cách đây khoảng 4.000 năm từ lưu vực sông Hồng đến sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí. Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại 3 trung tâm văn hoá: Đông Sơn (Miền Bắc), Sa Huỳnh (Miền Trung) và Đồng Nai (ở Miền Nam).

+ Văn hoá Đông Sơn được hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực sông Hồng, Sông Cả, sông Mã. Các nền văn hoá Phùng

nguyên - Đồng Đậu- Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau (từ khoảng 2.000-7000 năm trước CN). Trong thời kỳ này con người vẫn sử dụng đá, gỗ tre, nứa, xương sừng để chế tạo công cụ và vũ khí, đồ gốm đạt độ nung cao hơn, dày và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc. Bên cạnh đó cũng xuất hiện vật liệu mới đồ đồng đã tác động to lớn đối với kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng người.

Cư dân tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước, nông nghiệp dùng cày đồng với nhiều chủng loại phù hợp với từng loại đất…họ đã biết chăn nuôi gia súc trâu, bò, lợn gà… làng mạc thời kỳ này có diện tích rộng và tầng văn hoá dày. Bên cạnh nơi cư trú còn có di chỉ mộ táng…

Họ có đời sống tinh thần phong phú điều đó biểu hiện trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật trong trang trí đối xứng, các môtif hoa

văn… điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật chế tạo đá, đúc đồng.Trên trống đồng khắc hoa văn hình bò… Việc thuần dưỡng voi đựơc phổ biến để làm phương tiện chuyên chở. Kỹ thuật đúc đồng thau đạt đến đỉnh cao với trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và loại hình vũ khí tăng vọt. Đặc biệt họ đã đúc những hiện vật bằng đồng với kích thước lớn đó là thạp

đồng, trống đồng..

Kỹ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển, đặc biệt giai đoạn cuối của văn hoá Đông Sơn người Đông Sơn còn biết dệt vải, làm thuỷ tinh, làm mộc, đan lát, làm gốm, chế tác đá…

Làng xóm thường phân bố ở những nơi cao, thậm chí sườn núi hay quả đồi gần các con sông lớn và chi lưu của chúng, xung quanh làng có các vòng đai phòng thủ

Người Đông Sơn đã có những phong tục, y phục khá phong phú và đa dạng, đầu tóc có 04 loại. Người Đông Sơn rất thích đồ trang sức. Di chuyển bằng thuyền. Thời kỳ này gắn liền với nó là các huyền thoại, thần thoại..

Những nghi lễ và tín ngưỡng giai đoạn này là nghề trồng lúa nước, tục thờ mặt trời, mưa, nghi lễ phồn thực, nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối đáp, gái trai, tục đua thuyền, thả diều…

+ Văn hoá Sa Huỳnh : Trong khi ở Bắc Bộ tồn tại nền văn hoá Đông Sơn thì trên dải đất miền Trung tồn tại nền văn hoá mà các nhà khảo cổ gọi là văn hoá Sa Huỳnh. Không gian văn hoá Sa Huỳnh phân bố từ Bình Trị Thiên cho đến lưu vực sông Đồng Nai, từ biển lên miền núi theo trục Đông Tây

Những người truyền giáo và nhà buôn Ấn Độ đầu tiên đặt chân ở nước ta từ đầu công nguyên. Dấu vết cổ còn tìm thấy ở Óc Eo (An Giang, ở ven biển miền Trung, ở Luy Lâu (Bắc Ninh). Năm 190 SCN, các bộ tộc phía nam khởi nghĩa thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, lập quốc gia phía Bắc gọi là Lâm ấp, phía nam là tiểu quốc Panduragan. Đến thế kỷ thứ IV, hai tiểu quốc này sát nhập lại với nhau và thành lập nước Chăm Pa (tên một loài hoa đẹp của người quận Nhật Nam cũ). Họ tiếp nhận người Ấn Độ đến truyền giáo, theo đó tiếp thu nhiều giá trị văn hóa khác. Văn hóa Ấn Độ thấm sâu vào văn hóa Chăm từ thế kỉ 7 đến hết thế kỉ 15 khi Champa chấm dứt sự tồn tại độc lập với tư cách là một quốc gia và sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt.

Bà la môn giáo (Bramanism) thờ đấng tối cao tên là

Brahma (có nghĩa là đại hồn) được miêu tả trong bộ kinh Veda (chuyển thể thành Vệ Đà của kinh Phật).

Brahma gồm có 3 ngôi: Brahma (sáng tạo), Visnu (bảo vệ) và Siva (hủy diệt). Khi đạo Phật phát sinh ở

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 41)