Văn hoá Việt Nam thời tự chủ (thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XIX)

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 58 - 79)

Một số đặc trưng cơ bản khác

G. Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự

3.3 Văn hoá Việt Nam thời tự chủ (thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XIX)

Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta lại xây dựng nền độc lập. Trải qua các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh (968-980), Lê Hoàn, phải đến thời nhà Lý (1009-1225 - quốc hiệu Đại Việt được đặt vào năm 1054 thời vua Lê Thánh Tông) nền văn hóa Đại Việt mới phát triển mạnh với tinh thần phục hưng mãnh liệt.

Tiếp theo là nhà Trần, nền văn hóa Đại Việt đạt được bước phát triển rực rỡ, gọi chung là thời đại văn hóa Lý - Trần.

Đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê, nước ta đã có một nền văn hóa phong kiến ngang tầm khu vực, đủ sức tự cường và giữ vững độc lập dân tộc.

Dân tộc ta phát triển về phương Nam vừa nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ, vừa phát triển đất nước. Sáp nhập vương quốc Chămpa ở miền Trung vào lãnh thổ để mở đầu cho cuộc Nam tiến.

Dân tộc ta khẩn trương tiếp thu văn hóa phong kiến Trung Hoa, chủ yếu là hệ thống giáo dục Nho Giáo, Phật giáo Trung hoa, kể cả Đạo giáo, theo xu hướng

”Tam giáo đồng quy”. Với phương châm”Việt Nam hóa” những thứ văn hóa ngoại lai, nghĩa là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho phù hợp hoàn cảnh và bản

lĩnh, tính cách dân tộc Việt, nhân dân ta đã tạo nên một nền Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam...

Nhân dân ta tiếp nhận chữ Hán, nhưng tạo ra chữ Nôm (TK VII- VIII) để ghi âm tiếng Việt – tiêu biểu có Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều (3254 câu thơ lục bát) của Nguyễn Du…

Những lớp trí thức Hán học đã đóng vai trò nòng cốt trong bộ máy quan lại phong kiến Việt Nam các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn.

Thủ đô bền vững từ đây đặt tại Thăng Long

(1010), với Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên, cùng với Văn Miếu (1076), khẳng định một giai đoạn phát triển cao của văn hoá dân tộc

Đại Nam là quốc hiệu do Vua Minh Mạng đặt (1838) sau tên Việt Nam do Gia Long đặt (1804). Giai đoạn này tính từ thời các Vua Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa.

Sau thời kì hỗn loạn Lê - Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi làm quốc

giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây.

Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sĩ phương Tây đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo. Nhà Nguyễn ban đầu cho họ vào vì mục đích chính trị nhất là thời Nguyễn Ánh cần quân lực để chiếm lại đất cũ (Đàng trong) từ tay Tây Sơn, về sau lại ngăn cản do ngại sự can thiệp và đe dọa của phương Tây

Thời vua Minh Mạng (1820-1840) có nhiều chỉ dụ cấm đạo ngặt nghèo và thảm khốc nhất, nhiều cha cố và giáo dân bị giết trong giai đoạn này.

Ảnh hưởng của Nho giỏo: nội dung cốt lừi của Nho giỏo là xõy dựng mô hình người quân tử, là học thuyết đào tạo người quân tử. Nho

giáo vào Việt Nam và được tiếp nhận chủ yếu là các tư tưởng Tống nho, hòa hợp với cốt cách Việt để tạo nên một bản sắc nho giáo Việt Nam, thể hiện chủ yếu qua các mặt sau: Về giáo dục nhằm đạt tứ

giáo: đạt văn (kiến thức về thi, thư, lễ, nhạc), về hành động, trung và tín (hai phẩm chất của con người); Về đức: lấy nhân làm gốc, làm căn bản; Về tu thân: tránh các thói hư, đặc biệt là tự cao và tự ti, học phải đi đôi với hành, tránh rập khuôn theo sách vở (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ); Về chính trị: lấy chính danh làm nền tảng, chu toàn bổn

phận của mình; Về luân lý: lấy tam cương, ngũ thường làm riềng mối (quân thần, phụ tử, phu thê; Vua tôi, thầy trò, cha con, anh em, bằng hữu); Về triết lý: nho giáo chú trọng thực tiễn, vì vậy lí thuyết triết học do đó không phát triển.

Nho giáo tuy là sản phẩm của phương Bắc nhưng phù hợp với phương Nam vì trọng văn, trọng tình. Nho giáo có những hạn chế như nặng tình nhẹ pháp, trọng đức khinh tài, trọng vương, khinh bá, trọng văn hóa tinh thần hơn vật chất. Những nhược điểm này có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm và tư duy hành động của người Việt.

3.4. Văn hoá Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945

Vào thế kỷ XVI, các Giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam, cùng các nhà buôn . Từ năm 1615, các Giáo sĩ dòng Tên bắt đầu thiết lập những cộng đồng giáo dân rồi đặt hai trung tâm ở Hội An và Thăng Long. Cũng còn nhiều dòng khác, như dòng Đa Minh (Dominicain), dòng thánh Francos (Franciscain)... và người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp... Năm 1658, Giáo hoàng cho phép lập Hội truyền giáo nước ngoài ở Paris cho các giáo sĩ đại diện Roma hoạt động ở Trung Quốc và Đông Dương...

Ở Đàng trong (Hội An), thương nhân Bồ Đào Nha giúp chúa

Nguyễn mở lò đúc súng ở Huế. Ở Đàng ngoài, hãng buôn Hà Lan ở Phố Hiến giúp chúa Trịnh tàu và súng đạn.

Mới đầu, các chúa Trịnh và Nguyễn đều để cho truyền đạo Thiên Chúa. Nhưng vài chục năm sau, đạo bị cấm, tùy thời kỳ cấm ngặt hay lỏng. Vào cuối thế kỷ XVIII, Giáo sĩ Pháp Pigneau de

Behaine giúp chúa Nguyễn Ánh nên khi lên ngôi Gia Long cho truyền đạo. Mấy vua sau lại cấm đạo và đàn áp giáo dân, giết linh mục.

Đồng thời buôn bán và phương Tây bị ngưng trệ, khiến đế quốc Pháp lấy cớ tấn công Việt Nam từ 1858 và

chiếm hoàn toàn đất nước vào năm 1885.

Thời kỳ thế kỷ XVII - 1885, cuộc đối thoại Việt Nam - phương Tây không lấy gì làm mặn mà, công cuộc hiện đại hóa mờ nhạt. Văn hóa phương Tây gây một cú sốc đối với văn hóa truyền thống Việt Nam nặng ảnh hưởng Khổng học.

Nhà vua và quần thần, các Nho sĩ đều đánh giá thấp văn hóa phương Tây, cho là chỉ thiên về vật chất, thiếu đạo đức cơ bản của Thánh hiền. Những nhà Nho tiến bộ đề ra cải cách, theo kĩ thuật phương Tây (Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện... ) đều bị gạt

Còn đạo Thiên Chúa thì bị cấm vì cho là tà đạo, không chấp nhận thờ cúng tổ tiên, thần thánh của Tam Giáo. Nhưng đạo Thiên Chúa đã mang lại cho Việt Nam một thành quả quý báu mà không ai ngờ tới: chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Pháp... đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ để truyền giáo cho dễ (đọc kinh bổn, cầu nguyện...). Không ngờ đầu thế kỷ XX nó đã là công cụ tuyệt vời để làm cách mạng và phát triển các ngành khoa học, văn nghệ, chính trị (thay cho chữ Nho).

Tiếp biến văn hóa với phương Tây (1884 - 1945)

Đây là thời kỳ Pháp thuộc. Tiếp biến văn hóa dĩ nhiên là cưỡng bức, nhất là trong thời kỳ đầu, do đó luôn luôn có sự chống lại ngoại lai để bảo vệ bản sắc dân tộc. Nhưng dần dần, cũng đồng thời có đối thoại tự nguyện.

Không cần nhắc lại những tai họa mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam. Chính những người Pháp tiến bộ đã từng lên án chính sách tàn bạo và ngu dân của

chính quyền thực dân. Nhưng có điều đáng nói là không phải chỉ đối thủ Đông - Tây đã tạo ra những giá trị văn hóa mới cho Việt Nam, mà chính sách thực dân cũng có phần tạo ra những tiếp biến (Acculturation) văn hóa làm giàu văn hóa Việt Nam, nhiều khi ngoài ý muốn của thực dân

Khi Pháp mới chiếm ta, đối đầu văn hóa là chủ yếu. Tri thức Nho học không muốn đổi bút lông lấy bút chì để học Quốc ngữ và tiếng Pháp. Nhưng từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, song song với đối đầu là đối thoại văn hóa.

Các nhà Nho hiện đại như Phan Chu Trinh, Phan Bội

Châu, Dương Quảng Hàm, các trí thức mới như Nguyễn Công Tiễu, Hoàng Xuân Hãn, Nhất Linh... đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào ta. Khái niệm "cái tôi" của phương Tây và chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã giúp tạo ra thơ mới và cả một dòng văn học Việt Nam. Cuộc gặp gỡ Tây - Đông đã sinh ra hội họa hiện đại Việt Nam. Kiến trúc sư He'brard tạo ra phong cách Đông Dương kết hợp Đông Tây.

Đối thoại với dân chủ và cách mạng phương Tây, kể cả CHXH đã giúp cho các nhà cách mạng Việt Nam vạch ra chiến lược giải phóng dân tộc. Điển hình là lãnh tụ Hồ Chí Minh, người được đánh giá là "Con người hiện đại tiêu biểu nhất cho Việt Nam"

Với cớ bảo vệ đạo, thực dân Pháp đã nổ súng cướp nước ta vào 1858 tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho thời kỳ nước ta bị đô hộ và cai trị hơn 100 năm (1858 -1945, có sách 1858 -1954; Sử gọi là 100 năm đô hộ giặc Tây là gọi giai đoạn này). Cũng trong giai đoạn quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam- phương Tây mà chủ yếu là Pháp đã diễn ra rất mạnh mẽ theo hướng văn hoá Việt Nam bị cưỡng bức theo văn hoá Pháp.

Hiện nay, trên đất nước ta còn rất nhiều công trình

mang dáng dấp văn hoá Pháp, tiêu biểu có Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM, các biệt thự kiểu Pháp tại các thành phố như Hà Nội, Đà Lạt, Vũng Tàu…

Đạo Thiên chúa thì không được lòng dân vì Pháp đã xâm chiếm Việt Nam dưới bóng cây thập tự, và chính quyền thực dân luôn ủng hộ giáo dân và khuyến khích đạo để có chỗ dựa. Chức sắc giáo hội luôn đi với ngoại bang. Năm 1885, sau khi Pháp chiếm đóng, giáo dân mới có nửa triệu, năm 1939, con số lên 1.500.000

người, dường như vẫn sống ngoài lề dân tộc. Cuộc đối thoại với đạo Thiên Chúa có bước ngoặt quyết định sau chiến tranh, khi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình

tuyên bố giáo dân phải cùng dân tộc bắt tay vào tái

thiết đất nước, bởi vì, Việt Nam đã có một nền văn hóa Thiên Chúa giáo Việt Nam phong phú cần thiết phát huy, hòa nhập trong cộng đồng văn hóa quốc gia.

Tiếng Pháp đưa vào dạy chính thức ở nhà trường.

Hệ thống chữ quốc ngữ được được sử dụng phổ biến hơn, giúp cho phong trào học tập, truyền bá văn hóa mới được nhanh chóng.

Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta.

Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu

sắc trong đời sống văn nghệ nước ta (giai đoạn 1930 -1945) Kịch, thơ mới, tranh sơn dầu.

Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Marx - Lênin đã được tiếp thu sáng tạo vào Việt Nam qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc.

Nhìn chung, dân ta vừa chấp nhận Âu hoá, vừa chống Âu hóa trong chừng mực nhất định, bảo đảm vừa tiến kịp trình độ thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc.

Những giá trị văn hóa mới đang định hình cần có thời gian thử thách và lựa chọn.

2.6 Văn hoá Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Những trí thức và văn nghệ sĩ trưởng thành từ các trường đào tạo thời Pháp thuộc đã đem hết tài năng phục vụ đất nước độc lập, phục vụ công cuộc kháng chiến; những trí thức các thế hệ sau cách mạng tháng 8/1945 với quan điểm và lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN đã góp phần cùng toàn dân xây dựng một nền văn hóa mới, nền văn hóa cách mạng Việt Nam: kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tiếp biến, tiếp nhận những

thành tựu văn hóa nhân loại một cách lựa chọn, phù hợp, những tư tưởng tiến bộ, tích cực của các dòng văn hóa, các trào lưu văn hóa ngoại lai để hình thành nên một nền văn hóa VN đậm đà bản sắc dân tộc.

Chương 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 4.1. Văn hoá nhận thức

4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương; nguyên lý Ngũ hành; Hà đồ và Lạc thư;

Tứ tượng và bát quái; lịch pháp và hệ đếm can - chi

4.1.2. Nhận thức về con người: Con người tự nhiên và con người xã hội 4.2. Văn hoá tổ chức đời sống tập thể

4.2.1. Tổ chức nông thôn theo gia đình, gia tộc; Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú;

nghề nghiệp, sở thích; theo truyền thống Nam giới; về mặt hành chính: Thôn và Xã; tính cộng đồng và tính tự trị: hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam

4.2.2. Tổ chức đô thị 4.2.3. Tổ chức quốc gia 4.3. Sinh hoạt văn hóa 4.3.1. Tín ngưỡng

4.3.2. Phong tục 4.3.3. Lễ hội 4.3.4. Lễ tết 4.3.5. Luật tục

4.3.6. Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ 4.3.7. Nghệ thuật thanh sắc và hình khối.

4.4. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên 4.4.1 Tận dụng môi trường tự nhiên

4.4.2. Đối phó với môi trường tự nhiên

4.5. Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội .

4.1. Văn hoá nhận thức

4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương; nguyên lý Ngũ hành; Hà đồ và Lạc thư; Tứ tượng và bát quái; lịch pháp và hệ đếm can – chi.

Cư dân nông nghiệp lúa nước đề cao sự sinh sôi, nảy nở của

muôn loài, ước mong vụ mùa bội thu, con đàn cháu đống nên rất coi trong các cặp đôi: đất-trời, cha-mẹ, đực-cái, nóng-lạnh, cao- thấp, mềm-cứng …đây là sự khái quát hóa để dẫn đến triết lý âm – dương. Sự khái quát hóa ngày càng cao, trừu tượng ở các cặp đối lập:

- Âm: mẹ, đất, lạnh, đêm, phương bắc, số chẵn, hình vuông, tĩnh,…

(VH gốc nông nghiệp)

- Dương: cha, trời, nóng, ngày, phương Nam, số lẻ, hình tròn, động,… (VH gốc du mục)

- Kí hiệu: một vạch dài — để kí hiệu dương, hai vạch ngắn để kí hiệu âm --.

Hai quy luật của Triết lý âm dương:

1. Không có gì hoàn toàn âm và hoàn toàn dương, trong dương có âm và trong âm có dương.

2. Âm dương gắn bó với nhau và chuyển hóa cho nhau.

Âm đạt đến độ cực đại thì sinh ra dương và dương cực đại ắt sẽ chuyển sang âm ( ngày đêm, sáng tối, nắng mưa, nóng lạnh …).

Dương thì cương kiện, âm thì nhu nhuận vì thế trong quan hệ thì dương chủ đạo, tích cực, âm thì thu nhận, hưởng ứng (âm thịnh, dương suy thì xấu mà dương thịnh, âm suy thì tốt )

Xứ lạnh (âm) thì phát triển chăn nuôi (động, dương) – VH du mục – số chẵn; còn xứ nóng (dương) thì phát triển trồng trọt (tĩnh, âm) – VH nông nghiệp – số lẻ.

Ngũ hành: từ cặp đôi âm dương sang bộ ba (tam tài) thiên - địa - nhân, phước - lộc - thọ, đất - nước - lửa, đất - cây - kim loại: đã chú ý đến yếu tố trung gian (con người, quyền lợi). Đây là một bước phát triển tư duy con người, và người ta đã hợp nhất các yếu tố trên để tạo ra một bộ mới: Thủy - hỏa - mộc – kim - thổ. Ngũ hành

không chỉ thuần túy là năm chất mà là biểu hiện của các quy luật về quan hệ và vận động của chúng với nhau.

•Qui luật tương sinh: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy.

•Qui luật tương khắc: thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy.

•Qui luật tương thừa: xảy ra khi một hành nào đó bị nhược thì hành khắc sẽ lấn át, làm cho nó suy yếu thêm.

•Qui luật tương vũ: hành nào quá mạnh thì hành bị khác có thể bị diệt vong.

• Ngũ hành can: Giáp (+), Ất (-): hành mộc; Bính (+), Đinh(-):

hành hỏa; Mậu (+), Kỷ (-): hành thổ; Canh (+), Tân (-): hành kim; Nhâm (+), Quí (-): hành thủy.

• Ngũ hành chi: trên vòng tròn hoàng đạo: trục Tý-Ngọ chia ngày thành hai trục âm dương bằng nhau (có cả ngày và đờm); trục Móo-Dậu chia ngày ra 2 phần sỏng tối rừ rệt gọi là trục đóng mở.

* Các phần Hà đồ, Lạc thư, tứ tượng, Bát quái, lịch pháp:

sinh viên xem tài liệu.

4.1.2. Nhận thức về con người: Con người tự nhiên và con người xã hội (Vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ)

+ Thiên nhiên và con người: Thiên can vạn vật nhất thể, con

người là một tiểu vũ trụ thu nhỏ. Trời đất có âm dương thì trong con người cũng có âm dương: nửa trên con người thuộc dương, nửa dưới thuộc âm; trước cẳng chân dương, sau âm; lưng thuộc dương, bụng thuộc âm; vũ trụ có ngũ hành thì con người có ngũ phủ, ngũ tạng, ngũ quan, ngũ chất (tạng thận, tạng tâm, tạng gan, tạng phổi, tạng lách; phủ bàng quang, tiểu trường, đởm, vị, tam tiêu – tương ứng bọng đái, ruột non, mật, ruột già, dạ dày; ngũ quan: tai lưỡi, mắt mũi, miệng; ngũ chất: xương tủy, huyết mạch, gân, da lông, thịt) (thủy hỏa mộc kim thổ)

+ Xã hội và con người: ngũ hành các bộ phận trên cơ thể, đoán tử vi, dự đoán xã hội với chu dịch, lấy con người làm trung tâm để đánh giá tự nhiên: thước ta, thước tây, cân đo theo cân ta và cân tây, thốn.

Chú ý giờ trong ngày, tam hợp và tứ hành xung (kiểu vòng tròn hay ma trận cột).

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 58 - 79)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(98 trang)