Còn đạo Thiên Chúa thì bị cấm vì cho là tà đạo, không chấp nhận thờ cúng tổ tiên, thần thánh của

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 65)

- Văn hoá Óc Eo

Còn đạo Thiên Chúa thì bị cấm vì cho là tà đạo, không chấp nhận thờ cúng tổ tiên, thần thánh của

không chấp nhận thờ cúng tổ tiên, thần thánh của Tam Giáo. Nhưng đạo Thiên Chúa đã mang lại cho Việt Nam một thành quả quý báu mà không ai ngờ tới: chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Pháp... đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ để truyền giáo cho dễ (đọc kinh bổn, cầu nguyện...). Không ngờ đầu thế kỷ XX nó đã là công cụ tuyệt vời để làm cách mạng và phát triển các ngành khoa học, văn nghệ, chính trị (thay cho chữ Nho).

Tiếp biến văn hóa với phương Tây (1884 - 1945)

Đây là thời kỳ Pháp thuộc. Tiếp biến văn hóa dĩ nhiên là cưỡng bức, nhất là trong thời kỳ đầu, do đó luôn luôn có sự chống lại ngoại lai để bảo vệ bản sắc dân tộc. Nhưng dần dần, cũng đồng thời có đối thoại tự nguyện.

Không cần nhắc lại những tai họa mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam. Chính những người Pháp tiến bộ đã từng lên án chính sách tàn bạo và ngu dân của

chính quyền thực dân. Nhưng có điều đáng nói là không phải chỉ đối thủ Đông - Tây đã tạo ra những giá trị văn hóa mới cho Việt Nam, mà chính sách thực dân cũng có phần tạo ra những tiếp biến (Acculturation) văn hóa làm giàu văn hóa Việt Nam, nhiều khi ngoài ý muốn của thực dân

Khi Pháp mới chiếm ta, đối đầu văn hóa là chủ yếu. Tri thức Nho học không muốn đổi bút lông lấy bút chì để học Quốc ngữ và tiếng Pháp. Nhưng từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, song song với đối đầu là đối thoại văn hóa.

Các nhà Nho hiện đại như Phan Chu Trinh, Phan Bội

Châu, Dương Quảng Hàm, các trí thức mới như Nguyễn Công Tiễu, Hoàng Xuân Hãn, Nhất Linh... đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào ta. Khái niệm "cái tôi" của phương Tây và chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã giúp tạo ra thơ mới và cả một dòng văn học Việt Nam. Cuộc gặp gỡ Tây - Đông đã sinh ra hội họa hiện đại Việt Nam. Kiến trúc sư He'brard tạo ra phong cách Đông Dương kết hợp Đông Tây.

Đối thoại với dân chủ và cách mạng phương Tây, kể cả CHXH đã giúp cho các nhà cách mạng Việt Nam vạch ra chiến lược giải phóng dân tộc. Điển hình là lãnh tụ Hồ Chí Minh, người được đánh giá là "Con người hiện đại tiêu biểu nhất cho Việt Nam"

Với cớ bảo vệ đạo, thực dân Pháp đã nổ súng cướp nước ta vào 1858 tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho thời kỳ nước ta bị đô hộ và cai trị hơn 100 năm (1858 -1945, có sách 1858 -1954; Sử gọi là 100 năm đô hộ giặc Tây là gọi giai đoạn này). Cũng trong giai đoạn quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam- phương Tây mà chủ yếu là Pháp đã diễn ra rất mạnh mẽ theo hướng văn hoá Việt Nam bị cưỡng bức theo văn hoá Pháp.

Hiện nay, trên đất nước ta còn rất nhiều công trình

mang dáng dấp văn hoá Pháp, tiêu biểu có Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM, các biệt thự kiểu Pháp tại các thành phố như Hà Nội, Đà Lạt, Vũng Tàu…

Đạo Thiên chúa thì không được lòng dân vì Pháp đã xâm chiếm Việt Nam dưới bóng cây thập tự, và chính quyền thực dân luôn ủng hộ giáo dân và khuyến khích đạo để có chỗ dựa. Chức sắc giáo hội luôn đi với ngoại bang. Năm 1885, sau khi Pháp chiếm đóng, giáo dân mới có nửa triệu, năm 1939, con số lên 1.500.000

người, dường như vẫn sống ngoài lề dân tộc. Cuộc đối thoại với đạo Thiên Chúa có bước ngoặt quyết định sau chiến tranh, khi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình

tuyên bố giáo dân phải cùng dân tộc bắt tay vào tái

thiết đất nước, bởi vì, Việt Nam đã có một nền văn hóa Thiên Chúa giáo Việt Nam phong phú cần thiết phát huy, hòa nhập trong cộng đồng văn hóa quốc gia.

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 65)