Tính cộng đồng và tính tự trị

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 83)

+ Việc tổ chức nông thôn theo các nguyên tắc trên tạo nên tính cộng đồng làng xã, là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, hướng đến những người khác. Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể mang tính tự trị: sự tồn tại độc lập của làng xã, bảo tồn và phát huy những nét riêng khu biệt của mình, thực hiện những qui định riêng bên cạnh luật pháp quốc gia: phép vua thua lệ làng; lệ

làng, phép nước.

+ Biểu hiện của tính cộng đồng là các khu vực sinh hoạt văn hóa – đời sống chung: cây đa, bến nước, sân đình. Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre.

+ Tính cộng đồng nhấn mạnh ở sự đồng nhất: cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng làng là đồng hương.

+ Kết quả là tính cá nhân bị thủ tiêu, con người Việt Nam sống chung nhiều thế hệ với nhau dưới một mái nhà (khác phương Tây nhấn mạnh đến cái tôi cá nhân).

4.2.2. Tổ chức đô thị

Nhìn chung các đô thị cổ Việt Nam kém phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp. Trong số 15 đô thị cổ của Việt Nam từ xưa tới nay chỉ có 3 đô thị còn tồn tại tới ngày nay là Tống Bình (thế kỷ thứ 5) ngày nay là Hà Nội, Phú Xuân xưa nay là Huế và Sài Gòn xưa nay là TP. HCM. - Về mặt thuật ngữ đô thị bao gồm khu vực hành chính (đô) và khu vực thương mại (thị). Đô thị của Việt Nam thực

hiện cả hai chức năng trên. Khác với khái niệm đô thị

phương Tây là số lượng dân cư đông và không làm nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản đô thị cổ Việt Nam là trung tâm hành chính (phần đô) rất ít trường hợp mà phần thị đi trước, lại càng hiếm trường hợp mà chỉ có phần thị (Hội An). Đô thị ở Việt Nam một mặt lệ thuộc nhà nước, mặt khác lại có quan hệ mật thiết với nông thôn nguyên nhân làm cho đô thị kém phát triển và bền vững (đô thị phương Tây do thương nhân lập ra, tự quản lý và bầu ra chức thị trưởng)

- Đô thị và nông thôn ở Việt Nam khác nhau về chất, đô thị không phải là bước kế tiếp phát triển cao của nông thôn (ngược với phương Tây). Có hai điểm khác nhau cơ bản giữa đô thị và nông thôn Việt Nam:

+ Dân thị tứ là tứ chiến thập phương chủ yếu buôn bán, làm nghề thủ công. Trong khi chính quyền thì trọng nông ức thương.

+ Phong cách sống và quan hệ: Thị dân phóng khoáng tự do, quan hệ đa dạng phong phú nhưng yếu ớt trong các mối liên kết. Quan hệ giữa nông dân thì chặt chẽ nhưng lại đơn điệu và gò bó.

- Tổ chức hành chính của đô thị lại phỏng theo cách tổ chức ở nông thôn: vẫn còn chức tiên chỉ, thứ chỉ, hương trưởng, xã tuần.

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 83)