Sùng bái tự nhiên (sbtn): từ ngàn xưa con người coi vạn vật trong vũ trụ đều có tính linh thiêng, đều có hồn (vạn vật hữu linh) Trong sbtn, trước tiên con người sùng bá

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 90)

linh thiêng, đều có hồn (vạn vật hữu linh). Trong sbtn, trước tiên con người sùng bái các vật tổ: các con vật, các loại cây, đất đá; thứ hai trong sbtn con người sùng bái các biểu tượng cao nhất của tự nhiên như ông trời, ông trăng, mây mưa sấm chớp (tứ pháp: pháp vân, pháp vũ, pháp lôi, pháp điện); thứ ba trong sbtn con người gọi tên các làng, địa phương theo các vật tổ: xóm Gà, Tổng Dâu, xóm Cau, thờ cá voi, thờ cọp; thứ tư trong sbtn con người quan niệm về các tầng bậc vũ trụ để thiết lập đền thờ với các tầng: tầng trời, tầng người, tầng đất (đất trên nước dưới), thờ ngũ phương chi thần, thập nhị hành khiển (12 thần coi sóc 12 tháng trong năm); thứ năm trong sbtn người Việt ý thức hơn về tín ngưỡng liên quan đến con người, đặc biệt là phụ nữ: thờ thần nông, thần làng (thành hoàng), thờ tam phủ, tứ phủ (Mẫu thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Cửu Trùng, Mẫu Liễu Hạnh); thứ sáu: đỉnh cao trong sbtn là việc thực hiện hai nhóm lễ quan trọng của cư dân nông nghiệp đó là lễ Tịch Điền và lễ Nam Giao. Lễ Tịch Điền được tổ chức đầu tiên năm 897 đời vua Lê Đại Hành. Lễ Nam Giao có từ năm 1154 đời vua Lý Anh Tông (3 năm 1 lễ lớn, 2 năm 1 lễ trung, mỗi năm là một lễ nhỏ). Đến đời Nhà Lê lễ tế giao được tiến hành hằng năm.

- Sùng bái con người: quan niệm con người là một vũ trụ thu nhỏ, là sản phẩm của tự nhiên, tuân thủ theo các qui luật của tự nhiên. Người VN quan niệm con người gồm phần thể xác và linh hồn, linh hồn lại bao gồm hồn và vía (ba hồn bảy vía), khi người chết thì vía hòa đồng vào thể xác mà tiêu tan, hồn tách ra đi về cõi âm, vì vậy hồn là bất tử (tục cầu hồn), vì vậy mới có tục thờ cúng con người:

thờ cúng gia tiên, làng xã (thành hoàng), cấp quốc gia (quốc tổ) (tứ bất tử, Hùng Vương)

- Tín ngưỡng phồn thực: mang tính duy vật thô sơ chất

phác. Có ba hình thức biểu hiện tín ngưỡng phồn thực: thờ sinh thực khí, thờ hành vi tính giao, sự sinh sôi nảy nở.

- Tín ngưỡng VN có các đặc trưng cơ bản sau: Gắn bó với thiên nhiên và cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước; thể hiện rõ nguyên lý âm dương – ngũ hành; đề cao nữ tính; đa thần, tính tập thể các vị thần, mang đậm màu sắc duy tâm.

4.3.2 Phong tục: là những thói quen sinh hoạt ăn sâu vào đời sống xã hội được đa số chấp nhận, trở thành thuần phong mỹ tục. sống xã hội được đa số chấp nhận, trở thành thuần phong mỹ tục. Phong tục có ở mọi bình diện văn hóa, nó bộc lộ rõ trong các giai đoạn phát triển của con người: hôn nhân, sinh đẻ, nuôi dưỡng, tang ma và hai nhóm lễ hội, lễ tết.

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1) (Trang 90)