Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng 504.DOC (Trang 47)

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Trong quá trình thi công công trình, công ty xây dựng sử dụng rất nhiều yếu tố chi phí khác nhau. Qua khảo sát thực tế công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng 504 cho thấy công ty đã phân loại chi phí sản xuất theo hai cách như hướng dẫn của chế độ kế toán, đó là phân loại chi phí theo yếu tố chi phí và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.

Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí: theo cách phân loại này, CPSX kinh doanh trong công ty bao gồm: chi phí NVL, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp, chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

Chứng từ gốc: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ chi tiết các tài khoản, bảng thanh toán lương, các khoản trích theo lương

Số quỹ Sổ kế toán chi tiết

TK154, TK621, TK622, TK623, TK627 Số đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK154, TK621, TK622, TK623, TK627… Bảng tổng hợp, chi tiết số phát sinh Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo giá thành công trình bàn giao

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng chi phí trong giá thành sản phẩm: theo cách này, chi phí sản xuất của công ty bao gồm 4 khoản chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung

Nhìn chung công tác phân loại CPSX của công ty chỉ phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính mà chưa quan tâm đến việc phân loại chi phí phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. Công ty chưa thực hiện phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động: Chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp, hay phân loại CPSX sử dụng cho việc lựa chọn phương án: Chi phí cơ hội, chi phí chìm… Đây là vấn đề còn tồn tại phổ biến không chỉ riêng ở các công ty xây dựng mà còn là vấn đề cần tiếp tục quan tâm và hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa vai trò của thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp nói chung.

Về chỉ tiêu giá thành sản phẩm, hiện nay công ty cổ phần xây dựng 504 đang sử dụng các loại giá thành sau: Giá thành dự toán, giá thành thực tế. Giá dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng công việc, thiết kế mỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, HMCT và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng công trình. Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn cứ đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. Giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để xét thầu trong trường hợp đấu thầu có lựa chọn nhà thầu xây dựng. Theo quy định tại luật đấu thầu, các đơn vị thi công muốn trúng thầu thì giá dự thầu không được vượt quá giá dự toán được duyệt. Chính vì vậy, công ty luôn quan tâm xem giá dự toán như vậy nếu khi trúng thầu thi công thì có đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi hay không? Điều này không chỉ đòi hỏi từ các cơ quan Nhà nước mà chủ đầu tư phải xây dựng định mức phù hợp và tính toán giá thành dự toán công trình đầy đủ, chính xác mà còn yêu cầu về phía công ty phải đưa ra các giải pháp thi công nhằm tiết kiệm chi phí tối đa CPSX, hạ giá thành sản xuất thực tế so với giá trúng thầu nhằm thu lợi nhuận tối đa.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng 504.DOC (Trang 47)