Khắc họa hình tượng sông Đà với hai tính cách trái ngược:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 44)

+ Hung bạo, dữ dằn với cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn đá “chẹt” lòng sông như cái yết hầu, cảnh mặt ghềnh, hút nước, thác…

+ Trữ tình, thơ mộng với dáng vẻ, màu sắc, cảnh quan đôi bờ…

Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động.

- Xây dựng hình ảnh người lái đò: trí dũng, tài hoa, nghệ sĩ trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc.

Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.

b) Nghệ thuật:

- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. - Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.

- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình…

c) Ý nghĩa văn bản:

Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.

II. Luyện tập

Bài tập 1: Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân

* Gợi ý:

1/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng con sông Đà2/ Phân tích hình tượng sông Đà 2/ Phân tích hình tượng sông Đà

a/ Con Sông Đà hung bạo

- Con sông nhiều thác ghềnh, hiểm trở với sức mạnh ghê gớm :

+ Ngoặt khúc sông lượn, đã thấy sóng bọt trắng xóa cả một chân trời đá. + Vách đá bờ sông dựng vách thành, có đoạn đá “chẹt” lòng sông như cái yết hầu...

+ Mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè...

+ Hút nước sông Đà: nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, hút nước xoáy tít đáy...

+ Thác sông Đà: uy hiếp con người từ xa bằng âm thanh: réo gầm, réo to, tiếng nước thác như oán trách gì, rồi lại như là van xin...; tấn công con người bằng những ngón đòn quyết liệt: đánh khuýp quật vu hồi, ùa vào bẻ gãy cán chèo, đá trái, thúc gối vào bụng và hông thuyền...

- Con sông là kẻ thù số 1 của người lái đò với diện mạo và tâm địa hiểm ác, đặc biệt là thác đá: Đá từ ngàn năm vẫn mai phục lòng sông, đá dàn trùng vi thạch trận với 3 vòng trên sông...

- Hình ảnh con sông được thể hiện sống động bằng cách kết cấu câu trùng điệp; lối so sánh độc đáo; cách nhân hóa hợp lí...

b/ Con Sông Đà trữ tình, thơ mộng

- Con sông có vẻ đẹp hài hòa, mềm mại được nhà văn miêu tả với cái nhìn toàn cảnh từ trên cao xuống, hiện lên với nhiều phương diện:

+ Dáng vẻ: mềm mại, thướt tha : Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình…

+ Màu sắc: Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước Sông Đà lừ đừ chín đỏ…

- Con sông êm đềm được miêu tả với cái nhìn cận cảnh từ dòng sông ra đôi bờ : Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm bay lượn trên sông, những nương ngô nhú lên mấy lá ngô non, con hươu thơ cúi đầu ngốn búp cỏ gianh...

- Con Sông Đà hiền hòa, hiện lên với vẻ đẹp bình yên, thơ mộng trong cảm nhận của tâm hồn đầy cảm xúc thân thương: Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử…hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa...

- Bằng trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân đã tạo dựng một không gian nghệ thuật vừa êm đềm thơ mộng, vừa trang nghiêm cổ kính, khiến người đọc có cảm giác như lạc vào một thế giới thần tiên kì ảo.

Những đặc điểm trái ngược nhau hợp lại, tạo nên hình tượng con Sông Đà như một nhân vật đầy sức sống, có cá tính riêng độc đáo. Con Sông Đà là công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa. Để sáng tạo vẻ đẹp phi thường ấy, tác giả đã vận dụng sự uyên bác với tri thức đa ngành, tài quan sát, miêu tả đặc sắc…Những điều đó tạo nên cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn.

Bài tập 2: Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gợi ý:

1/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, người lái đò2/ Phân tích hình tượng người lái đò 2/ Phân tích hình tượng người lái đò

a/ Người lái đò có vẻ đẹp ngoại hình khỏe khoắn, rắn rỏi

Cái đầu quắc thước…thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng mun…, giọng ông ào ào

b/ Người lái đò có tư thế của một anh hùng

Ông đối đầu với thác ghềnh cuồng bạo mà rất tỉnh táo, bình tĩnh; xử lí các tình huống nguy hiểm vừa dũng cảm, quyết liệt vừa thông minh táo bạo như viên tướng giỏi giữa trận đồ bát quái: Ông nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông kiên cường nén chịu cái đau thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên, chiến thắng thác bằng những động tác quyết liệt, chuẩn xác (tránh, đè, sấn, lái miết, phóng thẳng, …)

c/ Người lái đò có phong cách nghệ sĩ tài hoa.

Ông hiểu biết tường tận về tính nết của con sông, nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở, nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá…Ông chỉ huy các cuộc vượt thác tài tình, khôn ngoan với tay nghề đạt đến trình độ điêu luyện. Ông vượt qua cái chết kề bên nhưng sau khi vượt thác lại bình thản: đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ… chẳng ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua. Trước thác ghềnh bạo liệt, ông lái lạnh lùng, gan góc nhưng lúc bình thường lại nhớ tiếng gà gáy, cho buộc bu gà ở sau đuôi thuyền để nhớ nương ruộng bản mường mình.

3/ Đánh giá:

- Hình tượng ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.

- Hình tượng người lái đò để lại ấn tượng sâu sắc về tình yêu cái đẹp, tinh thần đề cao giá trị con người. Qua hình tượng, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa không chỉ có ở hoạt động nghệ thuật mà còn thể hiện trong mọi hoạt động của con người, ở cả những người lao động - người lái đò vô danh trên con Sông Đà xa xôi. Ở những con người này, vẻ đẹp hiện lên một cách tự nhiên, chân thật.

Bài 9: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) I. Kiến thức cơ bản :

1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường:

- Ông là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, chuyên viết bút kí, là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”.

- Phong cách nghệ thuật: sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.

2. Tác phẩm:

a) Nội dung:

- Thủy trình của Hương giang:

+ Ở nơi khởi nguồn: sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính, được so sánh như bản trường ca của rừng già, cô gái Di-gan, người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở.

+ Đến ngoại vi phố Huế: sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu mãng mạn nhuốm màu cổ tích.

+ Đến giữa thành phố Huế: sông Hương như tìm được chính mình, vui tươi hẳn lên, mềm hẳn đi. Nó có những đường nét tinh tế, chảy “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.

+ Trước khi từ biệt Huế: sông Hương là người tình dịu dàng và chung thủy, như nàng Kiều “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa...

- Dòng sông của lịch sử và thi ca:

+ Trong lịch sử: sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.

+ Trong đời thường: sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.

+ Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.

b) Nghệ thuật:

- Văn phong tao nhã, hướng nội tinh tế và tài hoa.

- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả.

Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

II. Luyện tập:

Bài tập 1: Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường ?

Gợi ý:

- Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” lấy từ câu hỏi bâng khuâng của một nhà thơ Hà Nội khi lặng ngắm dòng sông.

- Để trả lời cho câu hỏi đặt ra của nhà thơ Hà Nội, tác giả đã ghi lại một huyền thoại: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.

- Với cách lí giải này tác giả muốn thể hiện tình yêu tha thiết của người dân cố đô với dòng sông quê hương. Đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn chân thành, sự thán phục, ngưỡng mộ của tác giả và mọi người đối với những người khai phá mảnh đất này.

Với nhan đề như vậy, tác giả muốn lưu ý mọi người về một cái tên đẹp của dòng sông và cũng là cái cớ để tác giả ngợi ca vẻ đẹp của quê hương.

Nhan đề gợi sự tò mò, mong muốn khám phá của người đọc, vì thế đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho bài kí.

Bài tập 2: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp dòng sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?-Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Gợi ý:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và dòng sông Hương2. Phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương: 2. Phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương:

Tham khảo mục A.2

3. Trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết: - Đánh giá chung về giá trị của hình tượng sông Hương. - Đánh giá chung về giá trị của hình tượng sông Hương.

- Đánh giá về sự tài hoa của ngòi bút tác giả và tình cảm chân thành của ông đối với cố đô, với quê hương đất nước.

- Bồi đắp tình cảm của mỗi cá nhân đối với quê hương.

Bài tập 3: Nhận xét về cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

*Gợi ý:

Bài kí đã thể hiện rõ nét cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

- Cái tôi uyên bác với vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về địa lí, lịch sử, văn hóa …trong và ngoài nước.

- Cái tôi có tình yêu say đắm gắn bó với quê hương xứ Huế,với dòng sông Hương.

- Cái tôi tài hoa với văn phong tao nhã, hướng nội, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu.

Bài 10: HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT– Lưu Quang Vũ I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả Lưu Quang Vũ:

- Ông là một tài năng đa dạng, được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.

2. Đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt: a) Nội dung: a) Nội dung:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 44)