Nguyên lí ấy được biểu hiện trong đoạn trích:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 84)

- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

b. Nguyên lí ấy được biểu hiện trong đoạn trích:

b1. Phần nổi: Những khó khăn, gian khổ của ông lão Xan-ti-a-gô khi săn đuổi con cá kiếm khổng lồ và những vòng lượn của con cá kiếm.

b2. Phần chìm:

- Xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng nghệ thuật:

+ Con cá kiếm là ẩn dụ của cái đẹp, cái cao cả, sự kiêu hùng của thiên nhiên và ông lão cũng là ẩn dụ của cái đẹp, lòng dũng cảm, ý thức, khát vọng vươn lên hoàn cảnh của con người.

+ Cuộc săn đuổi con cá kiếm của ông lão giữa biển khơi là cuộc vật lộn gay gắt của con người để chinh phục cái cao cả, dữ dội của thiên nhiên.

+ Cuộc chiến đấu của ông lão với con cá kiếm tượng trưng cho những khó khăn, gian khổ của con người lao động chân chính trong hành trình biến ước mơ thành hiện thực.

- Tạo ra một số câu văn có nhiều "khoảng trống" và người đọc phải tự lấp đầy vào lời văn đó bằng sự suy ngẫm của chính mình: " Ta đã di chuyển được nó", "Con cá là vận may của ta"

Gợi ý câu 4:

- Ông lão chịu sự cô đơn xa cách của những người dân trong làng chài. Đã tám mươi tư ngày chưa câu được một con cá nào nên mọi người xung quanh cho rằng ông đã bị vận đen đeo bám. Ngay cả Man-nô-lin, cậu bé thân thiết nhất của ông cũng bị cha mẹ cấm không cho theo ông nữa. Một ngư dân không đánh được cá trong một khoảng thời gian dài như vậy bị coi là thất bại, coi như đã chết về phương diện tinh thần.

- Cuộc sống đã làm thay đổi các giá trị. Xan-ti-a-gô không tìm thấy tri âm trên đất liền. Ông dong thuyền ra biển và lấy thiên nhiên là bạn, là ngôi nhà mà ở đấy ông mới tìm thấy được sự bình yên, lắng dịu trong tâm hồn. Ông coi cá là bạn, con thuyền

- Con cá kiếm là hiện thân của cái đẹp. Tuy nhiên, vì cuộc sống và để khẳng định ý nghĩa của sự tồn tại, đôi khi con người phải hủy diệt cả những cái thân yêu, đáng quí. Đó là sự dằn vặt lớn ở ông.

- Bắt được con cá là một vận may của ông lão, là sản phẩm để khẳng định tài năng, nhưng chính ông lão lại bị nó dong đi khắp nơi. Ông đã lệ thuộc vào nó. Ngay cả khi nó chết rồi thì vận may lại thành vận rủi. Khi cuộc chiến với con cá kiếm kết thúc cũng là lúc ông phải đương đầu với thử thách mới, đàn cá mập tấn công con cá kiếm. Vào đến bờ, với một thân thể rã rời, xây xát, con cá kiếm của ông chỉ còn là bộ xương. Đó là sự trăn trở vì bị lệ thuộc, bị cưỡng đoạt thành quả lao động.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w