Là một trong những người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 69)

Nam thời kì đổi mới.

- Trước 1975, ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

2. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: a) Nội dung: a) Nội dung:

- Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: một “cảnh đắt trời cho” là cảnh chiếc thuyền trong làn sương sớm và một cảnh tượng phi thẩm mĩ, phi nhân tính. Qua đó, nhà văn đã chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.

- Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:

+ Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà lam lũ.

+ Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu sâu sắc hơn về người đàn bà, về người chồng, về bạn và về chính mình.

Qua câu chuyện đó, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện, phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.

- Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”: tấm ảnh với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Qua đó, nhà văn nhằm gửi gắm ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghẹ thuật chân chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.

b) Nghệ thuật:

- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

c) Ý nghĩa văn bản:

Tác phẩm thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.

II. Luyện tập:

Bài tập 1: Hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý:

- Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, theo lời đề nghị của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi tới một vùng biển đã từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mỹ. Sau mấy buổi sáng “phục kích”, anh đã “chộp” được một cảnh “đắt” trời cho: cảnh một chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm, đẹp như một bức tranh mực tàu. Thế nhưng ngay sau đó, Phùng lại chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình. Những ngày sau, cảnh bạo lực đó lại tiếp diễn. Không thể nén chịu được, Phùng đã xông ra ngăn cản người đàn ông, bị lão đánh trả nên anh bị thương.

- Ở tòa án huyện, người đàn bà hàng chài được Đẩu- chánh án huyện -mời đến, anh khuyên người đàn bà bỏ chồng để khỏi bị hành hạ. Nhưng khi nghe câu chuyện và những lý lẽ của người đàn bà hàng chài thì Phùng và Đẩu đã vỡ lẽ ra nhiều điều.

- Những tấm ảnh Phùng chụp đã được chọn cho bộ lịch nghệ thuật. Mỗi lần ngắm bức ảnh ấy, Phùng lại thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai và người đàn bà hàng chài thô kệch.

Bài tập 2: Phân tích ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài

xa- Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý:

- Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” gợi hình ảnh của chiếc thuyền cất vó trong bức tranh đẹp tuyệt đỉnh, toàn bích mà nhiếp ảnh Phùng đã phát hiện trong một buổi sáng sớm nhưng sau đó cũng là sự “vỡ lẽ” của anh khi phát hiện ra cuộc sống đích thực của gia đình người hàng chài sau con thuyền lúc nhìn gần.

- Nhan đề hàm chứa ẩn ý của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, về cách nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc đời đồng thời cũng là sự gợi ý về khoảng cách, về cự ly nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng.

- Nhan đề vừa gợi tình huống truyện, vừa biểu hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Bài tập 3: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu hấp dẫn người đọc bởi xây dựng được một tình huống truyện có ý nghĩa phát hiện, khám phá.

Gợi ý:

1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm và khái niệm tình huống, vai trò của tình huống và tình huống khám phá, phát hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền tình huống và tình huống khám phá, phát hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

2. Phân tích tình huống:

Luận điểm 1: Tình huống xoay quanh câu chuyện bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

- Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp một cảnh biển đẹp để làm lịch và anh sau khi đã “săn” được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm anh ngỡ như mình đã khám phá ra chân lý của sự hoàn thiện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cái tận thiện, tận mỹ và cho rằng bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Thế nhưng, ngay sau đó, khi chiếc thuyền cập bờ, chứng kiến cảnh tượng phi thẩm mĩ, phi nhân tính (hình ảnh người đàn ông, người đàn bà; cảnh bạo lực gia đình) anh bắt đầu nhận ra một sự thật trần trụi, khắc nghiệt.

- Với 2 cảnh tượng hoàn toàn đối lập nhau mà Phùng đã chứng kiến, Phùng dần dần nhận ra sâu sắc nghịch cảnh giữa vẻ đẹp nghệ thuật ở cự ly xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài, giữa vẻ đẹp thuần túy bên ngoài và bên trong. Và cũng như Đẩu, anh hoàn toàn bất ngờ trước thái độ lạ lùng của người đàn bà hàng chài; . Anh có cái tốt bụng, cao thượng , nghĩa hiệp của một người lính (anh đánh nhau với người chồng để bảo vệ cho bà ta) nhưng cũng ít thực tế, bị định kiến chi phối (hỏi người đàn bà rằng chị ta có đi lính ngụy không) nên lúc đầu đã bất bình trước thái độ cam chịu của người đàn bà. Nhưng dần dần, qua câu chuyện của người đàn bà, anh đã “ngộ” ra được những nghịch lý của cuộc sống.

- Ý nghĩa của tình huống truyện:

+ Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.

+ Tình huống truyện đề cập về khoảng cách, về cự ly nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng đồng thời cũng gợi ra đối tượng nghệ thuật thật sự cần khám phá của người nghệ sĩ.

Luận điểm 2: Tình huống xoay quanh câu chuyện gia đình người đàn bà hàng chài

- Gia đình người đàn bà hàng chài thường xuyên xảy ra cảnh bạo lực gia đình, người đàn ông thường dắt vợ lên bờ đánh mỗi khi thấy mình khổ quá, còn người đàn bà thì chịu đựng mà không hề chống trả, cũng không trốn chạy. Chánh án Đẩu sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả thì anh khuyên người vợ nên li hôn và anh tin rằng giải pháp mình đưa ra là đúng đắn. Nhưng người đàn bà kiên quyết không bỏ chồng và sau khi nghe lý lẽ của người đàn bà thì “có cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công” phố huyện và cả nghệ sĩ Phùng.

- Tình huống trên hàm chứa nhiều nghịch lý:

+ Việc người đàn ông đánh vợ một cách dã man không phải vì căm giận vợ mà là cách ông ta giải tỏa những khổ cực, bế tắc và cả sự bất lực của mình trước

cuộc mưu sinh vì gia đình quá khó khăn, nhọc nhằn. Bản thân ông ta vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của sự nghèo đói, dốt nát.

+ Việc người đàn bà nghiến răng chịu đựng những trận đòn của người chồng và kiên quyết không bỏ chồng vì hơn ai hết, bà ta thấu hiểu được nỗi khổ của chồng và trách nhiệm của mình trong việc tạo ra nỗi khổ ấy. Song cao đẹp hơn cả sau thái độ cam chịu ấy là tình thương con vô bờ của một người mẹ buộc bà ta không còn cách lựa chọn nào khác.

+ Lời khuyên của Đẩu đối với người đàn bà xuất phát từ lòng tốt song trước những lí lẽ và cái nhìn thấu trải lẽ đời của người đàn bà, lòng tốt của anh hóa ra lại phi thực tế, anh trở thành kẻ nông nổi, ngây thơ. “Cái vỡ ra trong đầu vị Bao Công” ấy phải chăng là sự “ngộ” ra về cách nhìn nhận con người, cuộc đời, những nghịch lí của đời sống, rằng việc giải phóng con người khỏi những đau khổ, tăm tối, đói nghèo cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải là thiện chí hay lý thuyết xa rời thực tiễn.

- Ý nghĩa của tình huống:

+ Tình huống truyện đã đặt ra vấn đề về sự cam go trong cuộc chiến chống đói nghèo và đối thoại với người đọc về giải pháp trước vấn đề ấy.

+ Tình huống truyện cũng ngầm đưa đến thông điệp: đừng nhìn con người, cuộc đời một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều; Cuộc sống nhiều khi có những nghịch lí mà con nguời buộc phải chấp nhận.

3. Suy nghĩ, đánh giá:

- Khẳng định thành công của tình huống truyện. - Đánh giá và suy nghĩ về những vấn đề mà tình huống truyện gợi ra.

Bài tập 4: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người đàn bà hàng chài

trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý:

1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm và hình tượng người đàn bà.2. Cảm nhận hình tượng nhân vật: 2. Cảm nhận hình tượng nhân vật:

Luận điểm 1: Người đàn bà có số phận nhiều đắng cay, tủi cực.

- Người đàn bà xấu xí, không tên tuổi, có ý nghĩa điển hình cho những con người nhỏ bé, vô danh trong xã hội.

- Bất hạnh trong tình duyên, bị tình nhân ruồng rẫy.

- Có chồng, có con nhưng con đông, gia cảnh nheo nhóc, nghèo đói; người chồng dần trở nên vũ phu, thường xuyên bị đánh đập mà phải cắn răng chịu đựng.

- Cảm xúc, thái độ của người viết.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà.

- Bên trong ngoại hình xấu xí , thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh, một tình mẫu tử bao la.

- Đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là một người có khát vọng, biết chắt chiu hạnh phúc, một con người can đảm, cứng cỏi.

- Phía sau vẻ quê mùa, thất học là một người phụ nữ sâu sắc, thấu trải lẽ đời. - Thái độ của người viết.

3. Suy nghĩ, đánh giá:

- Từ câu chuyện cuộc đời của người đàn bà, tác giả đã đặt ra vấn đề về thân phận con người trong xã hội hiện tại với những góc khuất: cuộc đời đã có nhiều tốt đẹp, xã hội ngày càng tiến bộ song vẫn còn không ít những mảnh đời bất hạnh cần sự chia xẻ, cảm thông và giúp đỡ.

- Từ câu chuyện của người đàn bà, tác giả đặt ra vấn đề về cách nhìn nhận cuộc sống…

- Khẳng định vẻ đẹp của người đàn bà.

- Thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật mang ý nghĩa khám phá, phát hiện: hình ảnh của nhân vật được hiện dần lên trong truyện, chị chính là hạt ngọc bị khuất lấp trong cái lam lũ, nhọc nhằn của cuộc đời được tác giả thể hiện bằng cái nhìn cảm thông, trân trọng và tin yêu.

Bài 16: THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS- 1/12/2003 (Cô Phi An Nan)

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w