Tác phẩm “Thuốc”:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 78)

- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

2.Tác phẩm “Thuốc”:

a) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - Xuất xứ: rút từ tập "Gào thét".

- Hoàn cảnh sáng tác: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đất nước Trung Hoa bị các nước đế quốc xâu xé. Năm 1919, tác phẩm ra đời đúng vào lúc phong trào chống phong kiến đế quốc, đòi tự do dân chủ của sinh viên, học sinh Bắc Kinh bùng nổ.

b) Tóm tắt tác phẩm:

- Mở đầu tác phẩm là cảnh lão Hoa Thuyên dốc tiền để mua chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du vừa bị tên đao phủ Cả Khang giết để chữa bệnh lao cho thằng Thuyên, con trai lão.

- Thằng Thuyên ăn chiếc bánh bao tẩm máu - phương thuốc cổ quái - với sự hi vọng của vợ chồng lão Hoa Thuyên. Mọi người trong quán trà sáng hôm đó cũng tin rằng phương thuốc ấy sẽ chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Nhân đó họ bàn về Hạ Du, người tử tù vừa bị chém và cho anh là điên, là làm giặc.

- Chiếc bánh bao tẩm máu người đã không chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Chẳng bao lâu, thằng Thuyên chết.

- Kết thúc tác phẩm là cảnh bà mẹ của Hạ Du và mẹ của thằng Thuyên đi viếng mộ con vào tết thanh minh. Họ bước qua con đường mòn ngăn cách giữa mộ những người chết chém, chết tù với mộ những người nghèo trong nghĩa địa để an ủi, chia sẻ nỗi đau của nhau. Họ rất ngạc nhiên trước vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du. Mẹ Hạ Du khóc và kêu oan cho con.

c) Ý nghĩa nhan đề truyện “Thuốc”:

- Là phương thuốc chữa bệnh lao của người Trung quốc xưa: ăn bánh bao tẩm máu người.

- Thức tỉnh người dân Trung Hoa và chỉ cho họ thấy rằng phương thuốc trên là phản khoa học, cần tìm ra phương thuốc khác để chữa bệnh về thể xác.

- Phải tìm một phương thuốc khác để chữa căn bệnh mê muội, đớn hèn về chính trị - xã hội của người dân Trung Hoa và giải thoát cho những người cách mạng tiên phong khỏi bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ.

- Phê phán căn bệnh ngu muội của nhân dân Trung Hoa đầu thế kỉ XX. Đó là bệnh ấu trĩ về khoa học, kém hiểu biết về chính trị, ngu muội trước thực tại xã hội, tàn nhẫn với đồng loại, sống nhẫn nhục trong vòng nô lệ và đặc biệt là thờ ơ với cách mạng.

- Ngợi ca khí tiết của những người chiến sĩ cách mạng và hi vọng trong tương lai người chiến sĩ cách mạng sẽ được nhân dân trân trọng kính yêu; đồng thời chỉ ra những hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi (năm 1911 - do Tôn Trung Sơn lãnh đạo)

là xa rời quần chúng nhân dân. e) Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng:

+ Chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du: tượng trưng cho tập quán chữa bệnh phản khoa học và sự u mê của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ về khoa học lẫn chính trị.

+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Thể hiện sự trân trọng của Lỗ Tấn đối với những người làm cách mạng và niềm tin của tác giả vào tương lai của Cách mạng; đồng thời chỉ ra thái độ cần có của nhân dân đối với Cách mạng.

+ Con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém, chết tù với nghĩa địa người nghèo: là biểu tượng cho sự chia rẽ, mất đoàn kết và sự ngu muội về chính trị của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Họ coi việc làm cách mạng là làm giặc và có thái độ kì thị, khinh miệt đối với những người Cách mạng.

- Cách viết cô đọng, súc tích của truyện ngắn nhưng nội dung tư tưởng mang tầm vóc của một truyện dài.

- Cốt truyện, tên truyện đơn giản nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa.

- Không gian nghệ thuật dung dị nhưng đã gợi sự tù hãm, bế tắc, u ám của đất nước Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

- Thời gian nghệ thuật tiến triển theo hướng tươi sáng nhằm bộc lộ niềm tin của tác giả vào tương lai.

II. Luyện tập:

Câu 1. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn và cho biết lí do đổi nghề của ông?

Câu 2. Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm "Thuốc", Lỗ Tấn. Câu 3. Tóm tắt ''Thuốc" và nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm "Thuốc" ( Lỗ

Tấn)

Câu 4. Hãy nêu chủ đề và giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Thuốc” ( Lỗ

Tấn )

Câu 5. Phân tích những hình ảnh nghệ thuật mang tính biểu tượng trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.

Bài 2: SỐ PHẬN CON NGƯỜI (M. Sô-lô-khốp) I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Tiểu sử:

- Sô-lô-khốp (1905 - 1984) xuất thân trong gia đình nông dân tại vùng sông Đông nước Nga.

- Ông trưởng thành nhờ quá trình tự rèn luyện và nổ lực của bản thân:

+ Nội chiến bùng nổ, ông sớm tham gia cách mạng rồi trở thành một đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Xô Viết.

+ Năm 1922, ông đến Mát-xcơ-va để kiếm sống, tự học và đọc văn học. Năm 1925, ông trở về quê và bắt tay viết tác phẩm "Sông Đông êm đềm". Tác phẩm đạt giải No- ben năm 1965.

+ Năm 1939, ông được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô. + Trong thời gian chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, ông trở thành phóng viên mặt trận có mặt tại nhiều chiến trường.

+ Sau chiến tranh, ông tham gia các hoạt động xã hội, tham gia lãnh đạo chính quyền Xô Viết ở địa phương và được bầu làm đại biểu Xô Viết tối cao. Ông được nhà nước Xô Viết phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động Liên Xô.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 78)